Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

TH nhận giải thưởng Trang trại chăn nuôi bò sữa tốt nhất

Vừa qua, trong đợt khai mạc triển lãm VIETSTOCK 2018, do Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.HCM, Tập đoàn TH đã vinh dự được Ban tổ chức trao giải thưởng “Trang trại chăn nuôi bò sữa tốt nhất Việt Nam - 2018”.
Đây là lần thứ 2, Tập đoàn TH vinh dự nhận được giải thưởng này (hai kỳ triển lãm VIETSTOCK liên tiếp).

Để giành được giải thưởng này, Tập đoàn TH đã phải chứng minh bằng hiện thực sinh động và đã được ban tổ chức đánh giá cao tính vượt trội trong cả ba tiêu chí: Chăn nuôi bò sữa tập trung theo công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả cao; được công nhận chăn nuôi theo quy trình GlobalGAP hoặc VietGAP và sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trang trại bò sữa của Tập đoàn TH thuộc dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao” được triển khai tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2009 đến nay. Dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.
Khởi công từ năm 2009, đến nay vùng đất này đã trở thành ngôi nhà khổng lồ của đàn bò sữa HF với quy mô 45.000 con. Chúng là những con bò sữa thuần chủng, được nhập khẩu từ các quốc gia có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến như New Zealand, Mỹ và điều quan trọng nhất là chúng đã thích nghi, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt tại Nghệ An.
 Một góc đàn bò sữa HF thuần chủng tại trang trại của TH
Là trang trại bò sữa đầu tiên tại Việt Nam được Bộ NNPTNT đánh giá và chứng nhận ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nơi đây đã hội tụ đầy đủ các công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa của thế giới: Bò được đeo chíp và quản lý bằng phần mềm máy tính (quản lý động dục, cảnh báo và phát hiện bệnh viêm vú trước 4 ngày, phân loại bò, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa…).
Trang trại TH có hệ thống vắt sữa tự động, khép kín và vi tính hóa đảm bảo kiểm soát chất lượng sữa ở mức tốt nhất. Quy trình phòng bệnh và an toàn sinh học cho đàn bò sữa được thực hiện nghiêm ngặt đã hạn chế tối đa bệnh cho đàn bò. Mỗi ngày 2 lần bò sữa được tắm mát, nghe nhạc nhằm kích thích sự tăng tiết sữa để cho ra đời những giọt sữa tươi sạch tinh túy nhất cho người tiêu dùng.
Đặc biệt là thức ăn cho bò được thu hoạch từ những cánh đồng ngô, cỏ, cao lương chất lượng cao nhất trên những cánh đồng bát ngát của TH. Ngô, cỏ sau thu hoạch được ủ chua, để phối chế bằng phần mềm chuyên dụng RationAll (Israel), đội ngũ chuyên gia Israel và Việt Nam đã xây dựng khẩu phần riêng cho từng nhóm bò, nhờ đó, đàn bò luôn được chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất để cho ra đời dòng sữa chất lượng cao.
Nhờ vậy, năm 2015, trang trại chăn nuôi bò sữa của TH đã xác lập kỷ lục “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn nhất châu Á”.
Các khâu sản xuất trong trang trại bò sữa đều đạt những chứng chỉ uy tín như VietGAP, GlobalGAP. Từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn TH tiếp tục triển khai chuyển đổi đàn bò, đồng cỏ, sản xuất sữa theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu EC 834/2007, EC 889/2008 tại trang trại bò sữa hữu cơ TH có quy mô đàn hơn 1.000 con. Tháng 8/2017, TH đã cho ra mắt sản phẩm sữa TH true MILK organic.
Giải thưởng được tổ chức long trọng ngay trong lễ khai mạc triển lãm VIETSTOCK 2018. Đây là một giải thưởng uy tín được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Mục tiêu của giải thưởng là vinh danh những cá nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp tiêu biểu, ý tưởng hiệu quả và truyền cảm hứng mới trong sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Giải thưởng đươc Hội đồng giám khảo gồm những chuyên gia đầu ngành, có uy tín trong ngành chăn nuôi đánh giá và được bình chọn rất kỹ lưỡng có tính chuyên môn cao nhờ đó đã có ảnh hưởng lớn, tạo tiếng vang cho những đơn vị đoạt giải.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Thanh tra chuyên ngành “lo” thực phẩm sạch

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành (TTCN) an toàn thực phẩm (ATTP). Hà Nội là 1 trong 2 TP lớn được chỉ định triển khai thí điểm thực hiện tại 5 quận, huyện. Sau hơn 3 năm được trao quyền, với những kết quả đạt được, đến nay, Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình TTCN ATTP tới tất cả các xã, phường, thị trấn, quận,huyện.

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, các đơn vị đã bước đầu phát huy được quyền lực, không chỉ nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, mà còn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh. Vai trò của người đứng đầu cũng đã được “khắc họa” rõ nét.
Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện và xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP.
Tuy nhiên, theo ông Hạnh, việc triển khai TTCN ATTP tới tận các xã, phường, thị trấn, quận, huyện thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn như hạn chế về mặt nhân lực, thiếu các cán bộ có chuyên môn về ATTP phụ trách tại từng địa phương, nhất là tuyến xã, phường do đội ngũ này vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm.
Nhiều người được giao nhiệm vụ TTCN nhưng còn tâm lý ngại va chạm, không dám làm, nhất là cán bộ ở cấp xã, phường còn tâm lý nể nang họ hàng, làng xóm vì đa phần các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương là người quen biết...
Mặt khác, còn tình trạng chính quyền địa phương giao phó toàn bộ hoạt động này cho phòng y tế quận, huyện, trạm y tế xã, phường nên hiệu quả không cao.
Chưa kể, nhiều đơn vị, cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm nằm sâu trong ngõ, ngách, không có địa điểm cố định. Các cơ sở nhỏ lẻ (chợ tạm, chợ cóc…) trên địa bàn xã, phường… thường xuyên biến động cũng gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, rà soát và tổ chức thanh tra cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nhờ sự động viên, quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND TP Hà Nội, UBND quận, các sở, đoàn giám sát của TP Hà Nội, của Bộ Y tế, cho nên mọi vướng mắc, khó khăn đã từng bước được tháo gỡ kịp thời.
Phòng y tế các quận, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra; tập huấn kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành ATTP.
Thông qua các khóa đào tạo, tất cả thành viên tham gia đoàn thanh tra đều được cấp chứng chỉ TTCN ATTP; được cấp trang phục riêng và UBND các cấp đã ra quyết định thành lập 12 đoàn TTCN ATTP, với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị chức năng theo quy định.
Qua triển khai TTCN ATTP, nhiều cơ sở vi phạm về ATTP được phát hiện, đã kịp thời xử lý. Ngoài việc xử phạt các đơn vị, hộ kinh doanh thực phẩm vi phạm, thông qua việc triển khai thí điểm TTCN ATTP, các đoàn thanh tra đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP.
Kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
Tại các quận và các địa phương triển khai đã có những chuyển biến rõ nét, đó là nhận thức, kiến thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người dân trên địa bàn quận được nâng lên.
Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện, xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP, nhất là nhận được sự nhiệt tình, ủng hộ của người dân trên địa bàn…
Chị Lê Thị Linh, kinh doanh rau, củ, quả tại chợ Vọng, cho biết, cũng như nhiều hộ kinh doanh trong chợ, trước đây gia đình vẫn chủ yếu nhập rau, củ, quả từ các bạn hàng quen biết đến từ các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Ứng Hòa. Do là bạn hàng lâu năm, cho nên khi nhập hàng về bán, chỉ cần quan tâm các sản phẩm tươi, ngon, bắt mắt, chứ không đòi hỏi giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên, khi được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, ban quản lý chợ vận động, tuyên truyền, nhất là sau khi quận, phường thí điểm triển khai TTCN ATTP, việc kinh doanh của không chỉ gia đình chị mà nhiều hộ kinh doanh khác trong chợ đã có những chuyển biến khá rõ rệt.
“Chúng tôi đã yêu cầu người cung cấp rau, củ, quả cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ; thường xuyên tổ chức vệ sinh khu vực bán hàng, khu vực chung quanh nơi bán hàng; chấp hành việc cung cấp mẫu thực phẩm kịp thời cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu... Đáng mừng, hiện nay người tiêu dùng đến mua hàng đông hơn, tin tưởng hơn khi mua các loại thực phẩm trong chợ", chị Linh cho biết.
Nhân rộng mô hình, đẩy lùi thực phẩm bẩn
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, ở xã, phường, vấn đề vệ sinh ATTP nhức nhối nhất là các mặt hàng nông sản. Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm và lấy mẫu kiểm nghiệm thì điều quan trọng là phải quản lý được theo chuỗi thực phẩm, nghĩa là kiểm soát được thực phẩm từ nguồn gốc, quá trình chế biến đến lưu thông, tiêu thụ.
Cũng theo ông Hạnh, lực lượng thanh tra sẽ tập trung nhắc nhở, tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm tốt hơn, sau khi đã phổ biến mà các đối tượng vẫn cố tình vi phạm thì mới xử phạt.
Đặc biệt, qua thanh tra, kiểm tra, nếu doanh nghiệp, cá nhân bị thanh tra không đồng ý với kết quả thanh tra, có phản ánh hoặc kiến nghị, thì thanh tra chuyên ngành ATTP cấp TP sẽ thanh tra lại và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm của lực lượng chức năng.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn TP đã thực hiện 938 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó, có 745 đoàn liên ngành, 193 đoàn kiểm tra chuyên ngành của nông nghiệp, công thương, y tế.
Các đoàn đã thanh tra, kiểm tra 102.098 lượt cơ sở, qua đó phát hiện lập biên bản, xử phạt 6.810 cơ sở hơn 25 tỷ đồng, hủy sản phẩm của 120 cơ sở.
Đặc biệt, Công an TP đã khởi tố 1 vụ với 2 bị can có hành vi sản xuất kinh doanh mì chính giả.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tuyến TP đã lấy 1.389 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm. Kết quả, có 1.260/1.389 mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, các mẫu không đạt do phát hiện Salmonella, vượt giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Ciprofloxacin, thủy ngân, Enrofloxaxin...
Cơ quan chuyên môn của TP Hà Nội cũng xét nghiệm nhanh 191.453/207.640 mẫu, gồm xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi có số xét nghiệm đạt là 153.346/169.046 mẫu; xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm (hàn the, phẩm màu, dấm...) có số mẫu đạt là 38.107/38.594 mẫu.
Liên quan đến các xét nghiệm nhanh, các cơ quan chuyên môn tuyến quận, huyện đạt 186.940/203.012 mẫu, tuyến TP đạt 4.513/4.628 mẫu; xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành từ đầu năm đến nay có 702/702 mẫu đạt xét nghiệm.
Ngoài ra, TP đã kiện toàn 4 đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, chủ động giám sát ATTP phục vụ hội nghị, sự kiện lớn của Trung ương và TP với khoảng 60.000 suất ăn đảm bảo ATTP.
Tại Hà Nội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với đặc trưng nhỏ lẻ. Đặc biệt tại tuyến xã, phường đa số không có giấy phép kinh doanh, chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn, mới dừng lại ở nhắc nhở.  PGĐ Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại bếp ăn tập thể trường học thuộc quận Nam Từ Liêm. 
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tới đây, TP sẽ lập lực lượng phản ứng nhanh về ATTP cùng với các xe kiểm nghiệm nhanh thực phẩm tại chỗ mà TP mới tiếp nhận, công tác kiểm tra, xử lý đảm bảo ATTP sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Với phương châm, không ngồi “đút chân gầm bàn” chỉ đạo mà phải đi kiểm tra thực tế là yêu cầu của TP đối với lãnh đạo các quận, huyện, xã, phường khi triển khai thanh tra ATTP. Đích thân các Phó Chủ tịch cấp quận, huyện phải đi kiểm tra ATTP ít nhất 1 lần trong 2 tuần, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra 1 lần/tuần, còn Phó Chủ tịch kiểm tra 2 lần/tuần. 
Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sẽ đẩy lùi thực phẩm “bẩn” ra khỏi thị trường.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

 Giải pháp phát triển các nhóm sản phẩm 

chủ lực của ngành nông nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh có thị trường tiêu thụ nông sản lớn, nhất là các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có khả năng về nguồn lực đầu tư của xã hội cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành danh mục các nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp tại Quyết định 4545/QĐ-UBND ngày 15/10/2018, bao gồm 3 lĩnh vực: Trồng trọt (rau và hoa cây kiểng), lĩnh vực chăn nuôi (bò sữa và heo), lĩnh vực thủy sản (tôm nước lợ và cá cảnh là nhóm sản phẩm có tiềm năng).

Giá trị sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Việc công bố và giới thiệu các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ cao và đóng góp cho kinh tế của thành phố. Phù hợp với mục tiêu, định hướng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Chính là lợi thế cho việc tập trung nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng, năng suất cao cung cấp cho khu vực và cả nước.
Qua đó, thành phố sẽ tiếp tục triển khai có trọng tâm các chính sách của Trung ương như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tập trung đầu tư phát triển hơn thông qua ban hành các chương trình hỗ trợ cụ thể nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển và trở thành những thương hiệu lớn trong ngành nông nghiệp.
Bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thông qua các chương trình, đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 như: Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn, hoa - cây kiểng, bò sữa, cá cảnh, giống cây - giống con chất lượng cao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông - lâm và thủy sản, chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp,... và thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị tại Quyết định 655/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó hỗ trợ từ 60% đến 100% lãi suất cho tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và bao tiêu sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, triển khai cũng như nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách để phát triển nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp.  Trong đó tập trung tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện có sản xuất nông nghiệp trong phân công trách nhiệm, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất sản phẩm chủ lực. Phối hợp một cách đồng bộ và hiệu quả; có cơ chế tài chính, vốn, qũy đất để tạo điều kiện hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm chủ lực. Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm chủ lực của ngành nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể:
-  Nghiên cứu, rà soát cơ chế tài chính, vốn, chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực.
-  Phát triển khoa học công nghệ - ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp. Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ cao, công nghệ 4.0 góp phần tăng năng suất lao động nhóm sản phẩm chủ lực của ngành.
-  Tạo quỹ đất tăng quy mô, thu hút doanh nghiệp phát triển sản xuất trong các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất giống.
-  Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm chủ lực của ngành, nhất là các yếu tố tác động của cách mạng 4.0.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực của ngành.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Tại sao phải chứng nhận ISO 14001:2015? Có nhiều lợi ích để thực hiện EMS.

Dưới đây là 10 lợi ích khi tổ chức được đánh giá và cấp chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý Môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 14001:2015

 1. Tăng cường kiểm soát và quản lý khí thải, chất thải;

2.  Tránh và xử lý an toàn các vật liệu nguy hiểm hoặc có khả năng gây ô nhiễm;

3. Giảm chất thải sinh ra;

4. Cải tiến hiệu suất năng lượng và tiết kiệm chi phí;

5. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước, đất đai, khoáng sản quý;

6. Một cách tiếp cận toàn diện để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;

 7. Hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí; Tăng khả năng sinh lời

 8. Theo đuổi các sáng kiến ​​về môi trường phù hợp với các ưu tiên kinh doanh.

 9. Gia tăng hình ảnh, Tiếp cận thị trường tốt hơn

10. Cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, bên quan tâm (ví dụ: khách hàng, nhà quản lý, nhà đầu tư, công ty bảo hiểm, hàng xóm láng giềng...).
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT CHỨNG NHẬN XIN LIÊN HÊ: " TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT"
MS LIÊN: 0903505714

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT


Trong sản xuất, kiểm soát chất lượng là một quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của họ. Khi quá trình này diễn ra không đúng, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề. Ví dụ, khiếm khuyết gần đây tìm thấy trong túi khí Takata dẫn đến việc thu hồi ô tô lớn nhất trong lịch sử. Việc thu hồi này bao gồm gần 69 triệu máy lọc không khí và có thể tốn hàng tỷ đô la. Việc thu hồi sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2019 và phải mất đến năm 2020 mới có thể giải quyết xong.
Những vấn đề nêu trên đã có thể ngăn ngừa được thông qua kiểm soát chất lượng hiệu quả trong sản xuất. Một số công cụ phổ biến được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát chất lượng bao gồm:
Kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC): giám sát và kiểm soát chất lượng bằng cách theo dõi số liệu sản xuất. Nó giúp các nhà quản lý chất lượng xác định và giải quyết các vấn đề trước khi sản phẩm rời khỏi nhà máy.
Six Sigma sử dụng năm nguyên tắc chính để đảm bảo các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không có lỗi.
Khi được hỗ trợ bởi các công nghệ sản xuất tinh gọn như Total Productive Maintenance (TPM), 5S -Kaizen, hầu hết những vấn đề về lỗi sản phẩm đều được loại bỏ.
Lợi ích của việc sử dụng kiểm soát chất lượng trong sản xuất


Khách hàng mong đợi và yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao. Khi khách hàng nhận được các sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích sau:
    Gia tăng sự trung thành của khách hàng
    Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên
    Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới
    Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường
    Cải thiện độ an toàn
    Giảm rủi ro nợ
    Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của bạn
Các nhà sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng tại chỗ ít có khả năng phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản phẩm không được sản xuất. Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao. Minh chứng rõ ràng nhất là việc thu hồi xe Takata, ước tính chi phí khoảng 7 đến 24 tỷ đô la.
Một số công nghệ sản xuất tinh gọn như TPM sẽ giúp các nhà quản lý sản xuất nâng cao chất lượng, cải thiện chất lượng, loại bỏ khiếm khuyết (lỗi) sản phẩm; từ đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thực hiện không đúng về kiểm soát chất lượng trong sản xuất
Kiểm soát chất lượng trong sản xuất có thể cần một chút “thủ thuật”. Thông thường, nó được thực hiện vào cuối quá trình sản xuất, chỉ bắt lỗi sau khi sản phẩm đã hoàn thiện.
Kiểm soát chất lượng hiệu quả có liên quan nhiều đến 2 cấp độ:
    Các nhà giám sát quá trình sản xuất và đảm bảo rằng có ít biến động.
    Các kỹ sư thường xuyên giám sát thiết kế sản phẩm. Khi phát sinh vấn đề thì kịp thời sửa chữa & điều chỉnh.
Bằng cách theo dõi sản phẩm vào cuối quy trình sản xuất cũng như xem xét thiết kế sản phẩm, các công ty có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Vai trò của bộ phận giám sát, quản lý và bảo đảm chất lượng trong Sản xuất
Bộ phận này đảm bảo chất lượng sản xuất hợp lý và đảm bảo rằng các sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Họ có quyền và có trách nhiệm quy định sẽ đặt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở chu trình nào, theo phương pháp nào, tiêu chuẩn nào, và dùng phương án gì để kiểm tra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Trong sản xuất, cách tiếp cận đảm bảo chất lượng, như ISO 9001, giúp quản lý và cải tiến nhiều quy trình, bao gồm:
    Thu mua nguyên liệu thô
    Mua các thành phần bên thứ ba và tiểu hợp phần
    Thiết kế và sử dụng thủ tục kiểm tra
    Tuân thủ quy trình sản xuất
    Phản hồi với các lỗi sai phạm
Đối với mỗi doanh nghiệp, bảo đảm chất lượng là khác nhau. Tuy nhiên, ISO 9001 hoạt động cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ và có thể được điều chỉnh cho hầu hết mọi nhu cầu. Nó cung cấp phương tiện để tạo ra một chương trình đảm bảo chất lượng lâu dài, đảm bảo rằng mọi thứ, từ nguyên liệu đến các thủ tục kiểm tra có chất lượng cao nhất. Các vấn đề về lỗi, về vi phạm từ chất liệu kém chất lượng đều bị loại trừ.
Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và sản xuất tinh gọn



Các công cụ sản xuất tinh gọn (LEAN) có thể hỗ trợ chương trình chất lượng của công ty bạn, bên cạnh  xoay quanh việc nâng cao chất lượng và an toàn, LEAN còn giúp tăng tính hiệu quả và lợi nhuận. Một số công cụ sản xuất tinh gọn mạnh mẽ có thể tăng cường hệ thống chất lượng của bạn bao gồm:
TPM hoàn thành điều này thông qua các chương trình bảo trì toàn diện và đào tạo điều hành.
Kaizen giúp loại bỏ các vấn đề tại nguồn của họ bằng cách trao quyền cho người lao động để tìm và giải quyết các vấn đề trên cơ sở hàng ngày.
5S giúp tổ chức và chuẩn hóa nơi làm việc. Cải thiện quy trình và loại bỏ các lỗi.
Mặc dù mỗi doanh nghiệp có những nhu cầu khác nhau và có thể cần một công cụ tinh gọn khác, việc sử dụng LEAN để hỗ trợ kiểm soát chất lượng là rất cần thiết. Thủ tục sẽ được đơn giản hóa, và số lượng các lỗi sẽ được giảm.
Cách thực hiện kiểm soát chất lượng trong sản xuất
Để thực hiện một chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả, đầu tiên hãy tạo và ghi lại cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng. Bao gồm:
    Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm.
    Chọn phương pháp kiểm soát chất lượng
    Xác định số lượng sản phẩm / lô hàng sẽ được kiểm tra
    Xây dựng và đào tạo nhân viên để kiểm soát chất lượng
    Tạo ra một hệ thống thông tin báo cáo các khuyết tật hoặc các vấn đề tiềm ẩn.
Tiếp theo, bạn sẽ cần phải tạo ra các tiến trình để xử lý lỗi. Xem xét những điều sau đây:
    Sẽ loại bỏ hàng loạt các sản phẩm bị lỗi hay không?
    Sẽ có nhiều thử nghiệm và sửa chữa những vấn đề tiềm tàng không?
    Liệu sản xuất có bị dừng lại để đảm bảo rằng không có sản phẩm bị lỗi nào được tạo ra?
    Các phiên bản sản phẩm mới sẽ được xử lý như thế nào?
Cuối cùng, sử dụng một phương pháp như 5-whys để xác định nguyên nhân gốc rễ của lỗi chất lượng, kịp thời thực hiện thay đổi cần thiết và đảm bảo sản phẩm không bị lỗi.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr Huyền -0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Hôm nay, Việt Nam chính thức có thương hiệu gạo quốc gia

Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có thương hiệu gạo quốc gia, sau nhiều năm tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới.
Hôm nay (18/12), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thương hiệu (logo) gạo Việt Nam.
Thời báo kinh tế Sài gòn dẫn thông tin từ Ban tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần 3 diễn ra tại tỉnh Long An, từ ngày 18 đến 24-12-2018 cho biết như vậy.
Được biết, một trong những mục tiêu quan trọng của sự kiện là nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết đầu tư, phát triển ổn định và khẳng định thương hiệu sản phẩm lúa gạo Việt Nam đáp ứng xu thế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam công bố thương hiệu gạo quốc gia của riêng mình, kể từ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo ra thế giới từ năm 1989 đến nay.
Mới đây, tại Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 10 do Bộ Công thương phối hợp với tạp chí The Rice Trader tổ chức, nhiều ý kiến nhận định: Sản phẩm gạo trắng, gạo thơm, gạo chất lượng cao của Việt Nam XK ra thế giới không ngừng gia tăng về số lượng và đạt giá trị cao. Chất lượng gạo Việt Nam đã đạt đủ các tiêu chí để thâm nhập vào các thị trường tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới.
Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nêu rõ tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo.
Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Liên hệ: Nguyễn Bảo Huyền – Phụ trách kinh doanh
Phone: 0903 516 929 – 0961 997 338 (Mr. Huyền)
Email: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

ISO 9001-2015

1.Dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…..
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn nêu ra các yếu tố có tính bao quát đầy đủ đối với hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ ký kết hợp đồng.

2. Tính chất của chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
Mục đích: Để cung cấp một cơ sở công bằng cho việc đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc đáp ứng/ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và luật định thích hợp.

Nội dung: Tiêu chuẩn ISO 9001 này là một tiêu chuẩn đánh giá có tính quy tắc được sử dụng để có được một sự đảm bảo về chất lượng

Phạm vi: Xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng, mục đích của tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là để cho phép tổ chức liên tục thỏa mãn các khách hàng của họ.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: Áp dụng khi tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và luật định nhằm mục tiêu nâng cao sự hài long của khách hàng. ( Chứng nhận ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động).
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
MS LIÊN: 0903505714