Tổ chức Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, Haccp, VietGAP, đào tạo kiến thức về quản lý,....
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
CHỨNG NHẬN ISO
14001:2015 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
A. ISO 14001:2015 LÀ GÌ??
1. ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu.
2. 10 lợi ích khi tổ chức
được đánh giá và cấp chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý Môi trường phù hợp với
tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISO 14001:2015
- Tăng
cường kiểm soát và quản lý khí thải, chất thải;
- Tránh và xử lý an toàn các vật liệu nguy hiểm hoặc có khả năng gây ô nhiễm;
- Giảm chất thải sinh ra;
- Cải tiến hiệu suất năng lượng và tiết kiệm chi phí;
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước, đất đai, khoáng sản quý;
- Một cách tiếp cận toàn diện để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;
- Hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí; Tăng khả năng sinh lời
- Theo đuổi các sáng kiến về môi trường phù hợp với các ưu tiên kinh doanh.
- Gia tăng hình ảnh, Tiếp cận thị trường tốt hơn
- Cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, bên quan tâm (ví dụ: khách hàng, nhà quản lý, nhà đầu tư, công ty bảo hiểm, hàng xóm láng giềng...).
- Tránh và xử lý an toàn các vật liệu nguy hiểm hoặc có khả năng gây ô nhiễm;
- Giảm chất thải sinh ra;
- Cải tiến hiệu suất năng lượng và tiết kiệm chi phí;
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước, đất đai, khoáng sản quý;
- Một cách tiếp cận toàn diện để đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;
- Hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí; Tăng khả năng sinh lời
- Theo đuổi các sáng kiến về môi trường phù hợp với các ưu tiên kinh doanh.
- Gia tăng hình ảnh, Tiếp cận thị trường tốt hơn
- Cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, bên quan tâm (ví dụ: khách hàng, nhà quản lý, nhà đầu tư, công ty bảo hiểm, hàng xóm láng giềng...).
3.
Những đơn vị nào cần
ISO 14001 ??
ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh
nghiệp sau:
-
Các
doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao về hoạt động quản lý môi trường của mình
-
Các
doanh nghiệp, tổ chức muốn chứng minh cho Khách hàng thấy hoạt động sản xuất,
kinh doanh của mình không tổn hại tới môi trường
-
Các
doanh nghiệp thực hiện đấu thầu có các gói thầu thường yêu cầu phải có hệ thống
quản lý môi trường
-
Các
doanh nghiệp có trách nhiệm đối với hoạt động bảo vệ môi trường
B.
QUY TRÌNH
CHỨNG NHẬN ISO 14001:
Quy trình chứng nhận ISO 14001 được thực hiện qua 6
bước cơ bản sau:
-
Bước
1: Xây dựng và Đào tạo nhân viên hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
Quốc tế ISO 14001:2015
-
Bước
2: Đăng ký chứng nhận
-
Bước
3: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá
-
Bước
4: Đánh giá sơ bộ
-
Bước
5: Đánh giá chính thức
-
Bước
6: Thẩm xét hồ sơ
-
Bước
7: Cấp chứng nhận hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO
14001:2015 hiệu lực 03 năm
-
Hằng
năm: Đánh giá giám sát định kỳ 12 tháng/ 1 lần
-
Đánh
giá tái chứng nhận (2 tháng trước khi hết hiệu lực chứng nhận sau 03 năm)
·
Kinh
nghiệm đánh giá chứng nhận: Các chuyên gia đánh giá, tư vấn của VietCert được
đào tạo bài bản ở các nước có kinh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý tốt.
·
VietCert
là đơn vị được khách hàng đánh giá cao, được các tổ chức trong và ngoài nước
công nhận và chỉ định.
·
Chứng
chỉ ISO 14001 của VietCert cấp ra được chấp
nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới
·
Thái
độ phục vụ nhiệt tình chu đáo và bài bản
·
Giá
cả hợp lý.
·
Thời
gian chứng nhận ISO 14001 nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của Khách hang
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc,
Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong
nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
Email: vietcert.kd62@gmail.com
Địa chỉ:
Đà Nẵng (trụ sở): 28
An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Phòng thử nghiệm: Lô
21-22, B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà
Nẵng
Hà Nội: Phòng
303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Hồ Chí Minh: Số
102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hải phòng: Số Phòng
312, Tầng 3, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền,
TP Hải Phòng
Cần Thơ: Số P.20,
lô B, Chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, Phường Hưng Phú, Quận Cái
Răng, TP Cần Thơ
Đắc Lắc: Số 12
Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Quảng Trị: Phát triển chăn nuôi heo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
Chiều ngày 26/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh kiểm tra Dự án liên kết phát triển chăn nuôi heo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại HTX Sản xuất kinh doanh- Dịch vụ tổng hợp Đoàn Kết thuộc xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng kiểm tra dự án nuôi heo theo
tiêu chuẩn VietGap tại HTX Đoàn Kết
Chủ nhiệm HTX Đoàn Kết cho biết dự án này được Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Trị hỗ trợ 200 con giống lợn thịt với mức hỗ trợ 70% giá lợn giống có trọng lượng từ 10 đến 15 kg/con, hỗ trợ thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y (50% chi phí thức ăn, thuốc thú y
Dự án có mục tiêu xây dựng liên kết trong sản xuất chăn nuôi heo thịt, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGap nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo VSATTP, phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững. Đến nay, sau 2 tháng triển khai, đàn heo được hỗ trợ từ dự án đã đạt trọng lượng bình quân trên 60 kg/con, heo sinh trưởng phát triển tốt. HTX Đoàn Kết đã tiến hành các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGap và hoàn thiện chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao mô hình này và cho biết đây là mô hình chăn nuôi heo an toàn thứ 3 tại tỉnh Quảng Trị theo tiêu chuẩn VietGap từ đào tạo, tập huấn cho các thành viên HTX, người chăn nuôi, trồng trọt cho đến hỗ trợ về giống, thức ăn chăn nuôi, qua đó bước đầu mô hình đã phát huy hiệu quả, người nông dân phấn khởi. Mục đích là để sản phẩm cuối cùng của người nông dân được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp đến thu mua tại nơi theo hợp đồng đã cam kết, theo đúng tiêu chuẩn VietGap.
Từ thành công bước đầu này, thời gian tới tỉnh Quảng Trị dự kiến tiếp tục mở rộng các mô hình theo chuỗi chăn nuôi VietGap nhằm nâng cao thương hiệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, khuyến khích người dân tham gia vào các HTX kiểu mới.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019
Phát triển du lịch nông thôn - giải pháp căn cơ nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
Xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.Đó là chỉ đạo trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Thông báo kết luận nêu rõ, để có các giải pháp và cách làm phù hợp, hiệu quả, trước hết cần có nhận thức và làm rõ nội hàm về khái niệm du lịch nông thôn gắn với việc phát huy các giá trị cảnh quan, văn hóa của nông thôn cho hoạt động du lịch. Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp, sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại, du lịch nông thôn cần phải được xem xét là một giải pháp để xây dựng nông thôn mới, không chỉ là một công cụ để xóa đói giảm nghèo, mà còn để đa dạng hóa thu nhập cho người dân nông thôn và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái.
Cần xem xét đến các yếu tố chính để phát triển du lịch nông thôn, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá và tuân thủ các quy luật của thị trường với tư cách là một ngành kinh tế, mang lại các lợi ích kinh tế, gắn với các lợi ích về xã hội và môi trường; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của du lịch nông thôn; vấn đề giới trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; vai trò của việc hình thành các chuỗi giá trị trong quá trình phát triển du lịch nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan khác như: Các công ty lữ hành, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch với việc nâng cao giá trị và sự khác biệt của các sản phẩm hướng tới từng nhóm đối tượng du khách đặc thù.
Để đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện, xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương là trên hết, lấy văn hóa đặc trưng từng vùng, miền là nền tảng và thế mạnh để tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch nông thôn ở địa phương.
Các địa phương cần chủ động đánh giá tiềm năng và định hướng, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng với các tua, tuyến, điểm du lịch đặc thù, độc đáo, hướng vào chiều sâu và bền vững. Muốn vậy, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các hiệp hội du lịch, viện nghiên cứu. Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của khách du lịch. Việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch phải gắn liền với thích ứng biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại về thiên tai cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng chịu tác động rủi ro.
Mỗi địa phương phải thực sự chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ du khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện; tăng cường kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tua, tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch. Xây dựng chính sách phát triển du lịch nông thôn
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Đề án về phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển du lịch nông thôn, nhất là chính sách liên quan đến các thủ tục quản lý người nước ngoài, quản lý lưu trú; chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ dân làm du lịch ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển du lịch (nguồn vốn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư, quỹ vốn vay từ các hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp); chính sách hỗ trợ đào tạo cho người dân nông thôn làm du lịch.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn phải gắn kết mật thiết với việc hình thành các sản phẩm đặc sản nông nghiệp, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đặc trưng của mỗi địa phương, vùng, miền, làm cơ sở để thu hút du khách đến trải nghiệm, tiêu thụ. Mỗi tỉnh, thành phố khi triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phải chú trọng đến việc rà soát, phát huy lợi thế về sản xuất để phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản, góp phần tạo ra các giá trị gia tăng từ hoạt động du lịch; xây dựng các tiêu chí để đánh giá, xếp hạng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đối với các thôn, bản, ấp được hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản, ấp theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đồng thời phát huy lợi thế để phục vụ phát triển du lịch.
Các cấp, các ngành tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với việc xây dựng thương hiệu đặc trưng; chú trọng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với các địa danh để quảng bá cho du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019
NUÔI GÀ RI THEO HƯỚNG HỮU CƠ
Nuôi gà ri tập trung với số lượng lên đến vài nghìn con, có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ từ đầu đến lúc ra thị trường là mô hình liên kết giữa Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ với trang trại Hải Đăng Green Farm.
Lứa gà đầu tiên của Hải Đăng Green Farm gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết: Nuôi gà theo hướng hữu cơ đã khó, nuôi gà ri theo hướng hữu cơ, có sự kiểm soát chặt chẽ là điều càng không dễ. Cuối năm 2017, Viện được một số nhà hàng cao cấp ở Hà Nội đặt hàng sản phẩm gà ri, từ 1,1 - 1,4kg. Các chuyên gia của Viện đã bắt tay vào nghiên cứu giống gà, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi.
Điều khó khăn nhất không phải là giống gà mà phải có trang trại “dám” nuôi theo tiêu chuẩn của nhà hàng, chịu sự giám sát chặt chẽ về quy trình, về công thức của Viện, từ đó có khả năng nhân rộng mô hình. Đến tháng 8/2018, chúng tôi mới tìm được một chủ trang trại chấp nhận tất cả những điều kiện khắt khe mà Viện đưa ra. Đó là ông Lê Xuân Trường, chủ trang trại Hải Đăng Green Farm tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Ngày 11/9/2018, Hải Đăng Green Farm bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi gà ri theo hướng hữu cơ. Lứa đầu tiên gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam. Vì quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP nên chuồng trại, nguồn thức ăn và vacxin tiêm phòng được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm ngặt. Đàn gà được nuôi trong 236m2 chuồng và 472m2 sân chơi.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình nuôi gà hữu cơ là nguồn thức ăn. Từ 1 - 35 ngày tuổi, gà ăn cám, sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn phối trộn từ ngô, đậu nành, đậu tương... Việc thay đổi nguồn thức ăn sẽ làm nhiều cá thể trong đàn gà bị mất cân bằng và sốc dinh dưỡng dẫn đến tâm sinh lý của gà thay đổi. Mặc dù đàn gà được chạy nhảy trong không gian rộng, nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng gà mổ nhau, đánh nhau.
Tôi phải mất mấy đêm không ngủ được, nằm nghe tiếng gà mổ nhau suốt đêm. Có nhiều lần gà mổ nhau cho tới chết mới thôi, nhìn thấy mà xót. Nhiều lúc, người quản lý đã nản lòng khuyên tôi thôi không nuôi theo hướng này nữa. Nhưng ngay sau đó, Viện đã cử chuyên gia dinh dưỡng tư vấn công thức phối trộn cám theo tự nhiên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân đối tỉ lệ đậu tương, ngô, đàn gà đã ổn định trở lại
Nhìn đàn gà khỏe mạnh, ít ai nghĩ nó đã từng làm người nuôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Ông Lê Văn Trường cho biết: “Mặc dù cách thời điểm xuất chuồng đến gần 2 tháng nhưng trang trại đã giết mổ thử và được người ăn đánh giá chất lượng thịt chắc, dai, thơm, không có mùi hôi”.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chuyên viên kỹ thuật Trang trại Hải Đăng Green Farm chia sẻ: “Để nuôi được một đàn gà công nghiệp bình thường thì người nông dân nào cũng có thể làm được. Nhưng để có thể nuôi được đàn gà theo tiêu chuẩn hữu cơ là điều khó vô cùng. Tuy nhiên cùng với sự chung tay giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ thì trại gà sau hơn 2 tháng hoạt động đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện hơn. Lứa gà thứ hai sẽ được đưa vào quy trình SX với quy mô đồng loạt”.
Tháng 11/2018, lứa gà thứ hai gồm gần 3.000 con, giống gà ri Lạc Thủy F1 nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi được đưa vào chăn nuôi. Sau khoảng 135 ngày, đàn gà sẽ xuất chuồng. Đây là lứa gà được giám sát nghiêm ngặt của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ được gắn mã giám sát và có những kết quả xét nghiệm về sự an toàn và thành phần dinh dưỡng trong thịt gà.
Việt Nam đang rất thiếu những điều kiện để chăn nuôi hữu cơ, như con giống hữu cơ, thức ăn hữu cơ, quy trình, môi trường chăn nuôi hữu cơ. Việc chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP nhằm hạn chế thực phẩm bẩn và nâng cao chất lượng nông sản. Trên nền thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ chuyển hướng tăng dần thành phần dinh dưỡng theo hữu cơ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, là một bước tiến mới trong SX
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019
Trao giấy chứng nhận táo VietGAP
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 vừa tổ chức trao giấy chứng nhận SX táo VietGAP cho 40 hộ dân thôn Bảo Vinh, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước.
Thôn Bảo Vinh có diện tích tự nhiên trên 154 ha, trong dó diện tích sản xuất nông nghiệp trên 100 ha, bao gồm 10 ha lúa, 30 ha táo, còn lại là diện tích bắp và các loại rau màu khác.
Nông dân xã Phước Vinh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ít sử dụng nước tưới, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Táo Bảo Vinh có những đặc điểm vượt trội, vị thanh, chắc trái, ngọt, mẫu mã trái đẹp nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng giá bán vẫn còn thấp vì chưa ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Xã Phước Vinh thu hoạch lúa vụ hè- thu ước đạt 65- 70 tạ/ha.
Để sản phẩm táo Bảo Vinh có khả năng tiếp cận thị trường và mở rộng SX theo hướng bền vững, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận phối hợp Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 hướng dẫn 40 hộ trồng táo các bước SX theo hướng VietGAP.
Qua 9 tháng thực hiện hướng dẫn các thủ tục trong quy trình VietGAP, lấy các mẫu đi kiểm tra các tiêu chí và kết quả đạt yêu cầu. Lễ trao giấy chứng nhận cũng là dịp để HTX kết nối với các doanh nghiệp nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019
Cảnh báo bệnh đạo ôn hại mạ
Mặc dù mới chỉ xuống giống bắc mạ chuẩn bị gieo cấy vụ Xuân 2019, song theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh, bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại tại một số địa phương.
Trong đó, tập trung nhiều ở các xã Xuân Giang, Xuân Trường (huyện Nghi Xuân) với tỷ lệ bệnh trung bình 3 - 5%, nơi cao 7- 10%, cục bộ 20 - 30%. Nhóm giống bị bệnh rơi vào trà xuân sớm và xuân trung, bao gồm: IR1820, XT28, Xi23, NX30. Hiện các trà mạ này đã đồng loạt xuống cấy.
Một số trà mạ Xuân sớm có nguy cơ nhiễm bệnh đạo ôn, nông dân cần theo dõi, phát hiện sớm
để phun phòng
Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh nhấn mạnh: Mặc dù diện tích phá hại chưa lớn (khoảng 0,1 ha mạ), tuy nhiên, vào thời điểm này, các trà mạ xuân muộn (Nhị ưu 838, Nếp 98, Nếp 87, HT1…) cũng bắt đầu bước vào giai đoạn xuống giống - mũi chông, bệnh có điều kiện để phát sinh sang các giống mới. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, sương mù nhiều là môi trường lý tưởng cho bệnh đạo ôn phát triển. Bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi sát công tác dự tính, dự báo của ngành chuyên môn trên các phương tiện truyền thông; chủ động phát hiện và phun phòng bệnh đạo ôn trên mạ trước khi đưa ra ruộng cấy để hạn chế nguồn bệnh ngay từ đầu vụ.
Chi cục Trồng trọt và BVTV khuyến cáo, khi phát hiện mạ nhiễm bệnh, bà con tiến hành xử lý bằng các loại thuốc có nhóm hoạt chất sau: Isoprothiolare, Propiconazole, Tricyclazole, Fenoxanil, Kasugamycin; các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Beam 75WP, Kasoto 200SC, Fuji one 40WP, Fu Nhật 40WP, Ninja 35SE… Đồng thời, ngừng bón đạm và các chế phẩm có chứa đạm, duy trì đủ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mạ sinh trưởng phát triển tốt; thực hiện đầy đủ quy trình bắc mạ và kỹ thuật che phủ ni lông. Tiến hành làm đất ruộng cấy, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ để tiêu diệt các ký chủ phụ của bệnh đạo ôn; tuân thủ lịch thời vụ gieo cấy.
Đối với quy trình phun thuốc, thực hiện khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau 7 - 10 ngày kiểm tra lại nếu thấy vết bệnh cấp tính thì tiến hành xử lý thuốc lần 2. Những diện tích mạ bị nhiễm bệnh nặng đã có biểu hiện lụi phải tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)