1.Dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…..
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn nêu ra các yếu tố có tính bao quát đầy đủ đối với hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ ký kết hợp đồng.
2. Tính chất của chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
Mục đích: Để cung cấp một cơ sở công bằng cho việc đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc đáp ứng/ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và luật định thích hợp.
Nội dung: Tiêu chuẩn ISO 9001 này là một tiêu chuẩn đánh giá có tính quy tắc được sử dụng để có được một sự đảm bảo về chất lượng
Phạm vi: Xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng, mục đích của tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là để cho phép tổ chức liên tục thỏa mãn các khách hàng của họ.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: Áp dụng khi tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và luật định nhằm mục tiêu nâng cao sự hài long của khách hàng. ( Chứng nhận ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động).
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
MS LIÊN: 0903505714
Tổ chức Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, Haccp, VietGAP, đào tạo kiến thức về quản lý,....
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018
Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018
ISO 22000:2018
Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đã chính thức được ban hành
0905935699
Ngày 20/06/2018Có đến hơn hai trăm loại bệnh lây lan qua chuỗi thức ăn, rõ ràng là sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Toàn cầu hóa thương mại thực phẩm đang tiếp tục làm phức tạp hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000 mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thể hiện một phản ứng kịp thời với điều này.
An toàn thực phẩm chính là phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Vì các nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể được xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình, mọi công ty trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách thích đáng. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ có thể được duy trì thông qua sự nỗ lực kết hợp của tất cả các bên: chính phủ, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
Với đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn, bất kể quy mô hay ngành nghề, ISO 22000:2018, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.
Phiên bản mới này mang đến sự hiểu biết rõ ràng cho hàng ngàn công ty trên toàn thế giới đã sử dụng tiêu chuẩn này. Những cải tiến mới nhất của tiêu chuẩn bao gồm:
- Áp dụng cấu trúc cấp cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, giúp các tổ chức dễ dàng kết hợp ISO 22000 với các hệ thống quản lý khác (như ISO 9001 hay ISO 14001) tại một thời điểm nhất định
- Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro - như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm - phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý
- Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia
- Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
Ông Jacob Faergemand, Trưởng Ban kỹ thuật ISO/TC 34, Sản phẩm thực phẩm, Tiểu ban 17, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn này, nói: “Để đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn thực phẩm, ISO 22000 được xây dựng bởi các bên liên quan trong các tổ chức an toàn thực phẩm như: quản trị, người tiêu dùng, tư vấn, công nghiệp và nghiên cứu. Khi một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi chính người sử dụng ISO 22000 thì có thể chắc chắn rằng các yêu cầu từ thị trường sẽ được đáp ứng.”
ISO 22000:2018 hủy bỏ và thay thế ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận theo phiên bản tiêu chuẩn trước có thời hạn ba năm để chuyển đổi sang phiên bản mới.
(Nguồn ISO)
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699 để được tư vấn tốt nhất.
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018
Chứng Nhận Hợp Quy Bếp Từ, Bếp Điện
Chứng Nhận Hợp Quy Bếp Từ, Bếp Điện
0905935699
1. Bếp từ là gì?Bếp từ là sản phẩm hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.
Sử dụng nồi nấu cho bếp từ phải là những loại nồi được làm bằng vật liệu nhiễm từ, khi đặt lên mặt bếp dòng từ trường tác động và sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi, từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Với cơ chế nấu như vậy, bếp từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời giảm thời gian nấu ăn.
Không giống như những phương thức nấu nướng khác, chỉ có nồi được làm nóng còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt độ của đáy nồi. Thực tế, đáy nồi được chuyển hóa từ năng lượng từ trường sang năng lượng nhiệt. Chính vì thế bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ.
2. Bếp điện
Bếp điện là dòng sản phẩm sử dụng bóng đèn hallogen để phát ra năng lượng hồng ngoại dùng đến nấu chín thức ăn. Vì thế bếp điện còn có tên gọi khác là bếp hồng ngoại. Khi hoạt động bếp phát ra ánh sáng đỏ rực từ phía dưới bề mặt bếp, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ năng lượng được phát ra ở dưới dạng nhiệt.
Bếp điện có khả năng truyền nhiệt trực tiếp bằng cách sử dụng một bóng đèn như bóng đèn sợi đốt bình thường, nhưng nó phát sáng hơn và nóng hơn gấp nhiều lần so với bóng đèn sợi đốt vì đây là bóng đèn hallogen.
Bếp điện sinh nhiệt bằng bức xạ ánh sáng từ những bóng đèn hallogen hoặc bức xạ nhiệt của các mâm nhiệt làm từ sợi carbon, nhiệt độ có thể lên đến 250-600 độC. Khi bật bếp những bóng đèn hallogen phát ra nhiệt lượng rất lớn, đi qua mặt kính bếp đến đáy nồi và làm chín thức ăn. Cơ chế này phù hợp với những món ăn có yêu cầu nhiệt độ thấp và thời gian nấu lâu như ninh, hầm…
Bếp từ, bếp điện là loại đồ gia dụng chịu tải dòng điện cao vì thế cần chọn những sản phẩm có bảo hành càng lâu càng tốt. Đặc biệt người mua cần chú ý đến những chứng nhận của sản phẩm như:
Chứng nhận CE: Đây là chứng nhận bắt buộc với một số hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu từ Châu Âu. Chứng nhận này thể hiện sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn, sức khỏe, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Chứng nhận GS: Là chứng nhận phù hợp của sản phẩm kỹ thuật với các yêu cầu an toàn theo luật an toàn quốc tế của Đức. Chứng nhận này được chấp nhận bởi người tiêu dùng và nhà phân phối ở các nước khác.
Chứng nhận CB: Là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn quốc tế IEC
Chứng nhận Vrohs: Là chứng nhận sản phẩm không chứa 6 chất độc hại có trong nguyên liệu bao gồm chì, thủy ngân, cadium, cron +6, PBB và PBDE.
3. Căn cứ công bố chứng nhận hợp quy với bếp từ, bếp điện
Tương tự với việc công bố hợp quy thiết bị điện và điện tử khác thì việc công bố chứng nhận hợp quy bếp từ, bếp điện cũng đảm bảo các yêu cầu an toàn phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-9:2004 (IEC 60335-2-9:2002, Adm.1:2004).
4. Vì sao phải chứng nhận hợp quy bếp từ, bếp điện
Bếp từ, bếp điện là sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm thiết bị điện, điện tử phải công bố hợp quy theo quy định tại TCVN 5699-2-9:2004.
Việc công bố hợp quy sản phẩm bếp từ, bếp điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng không gây ra hiện tượng chập điện, cháy nổ trong quá trình dùng.
Bên cạnh đó những sản phẩm được chứng nhận hợp quy bếp từ bếp điện có khả năng cạnh tranh cao hơn so với những sản phẩm không được chứng nhận. Đó cũng là bằng chứng để chứng minh chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699 để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận HACCP
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018
Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát
Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát
0905935699
1. Vì sao phải chứng nhận hợp quy gạch, chứng nhận hợp quy đá ốp lát?Vì gạch ốp lát, đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD :
Gạch gốm ốp lát, đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng
2. Đơn vị nào chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát?
Viện Năng suất chất lượng Deming là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định đánh giá chứng nhận hợp quy cho VLXD, trong đó có gạch gốm ốp lá, đá ốp lát
3. Các loại gạch ốp lát, đá ốp lát nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy ?
Các loại gạch, đá ốp lát sau phải chứng nhận hợp quy:
- Gạch gốm ốp lát ép bán khô
- Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
- Đá ốp lát tự nhiên: Đá granite, đá hoa cương (đá marble), đá vôi….
4. Đơn vị nào phải chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát?
- Các đơn vị nhập khẩu gạch ốp lát, đá ốp lát
- Các đơn vị sản xuất, khai thác gạch ốp lát, đá ốp lát
5. Công dụng việc chứng nhận hợp quy cho gạch đá ốp lát:
- Chứng nhận hợp quy là chấp hành pháp luật
- Tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của mình
- Tạo điều kiện thanh toán công trình
- Nâng cao tính cạnh tranh
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699 để được tư vấn tốt nhất.
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018
ISO 22000
ISO 22000-0905935699
1. ISO 22000 là gì?ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 20/06/2018 thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005.
2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
Các hãng vận chuyển thực phẩm
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699 để được tư vấn tốt nhất.
Lợi ích khi áp dụng VietGAP
Lợi ích khi áp dụng
VietGAP-0905935699
Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng
định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam,
tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm
các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập
quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử
dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc
sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời
hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm
thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi
thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp
dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân
phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất
xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
Đối với doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu: Nguồn
nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm,
vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên
liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời
gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập
khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa
chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng
những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu
chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và
quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng,
từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được
sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng
nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy
người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản
phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
Trung tâm Giám định và Chứng
nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui
lòng liên hệ 0905935699 để được tư vấn tốt nhất.
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018
CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN - 0905935699
CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN
Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón. Theo đó, Bộ công thương quản lí sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Bộ NN-PTNT được giao quản lí sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Thông tư số 29/2014/TT-BCT được ban hành vào ngày 30/8/2014, quy định cụ thể và hướng dẫn một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lí phân bón.
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lí phân bón.
Theo đó, tất cả các loại phân bón: vô cơ, hữu cơ và phân bón khác trước khi đưa ra thị trường phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Việc thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT.
Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón. Theo đó, Bộ công thương quản lí sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Bộ NN-PTNT được giao quản lí sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Thông tư số 29/2014/TT-BCT được ban hành vào ngày 30/8/2014, quy định cụ thể và hướng dẫn một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lí phân bón.
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lí phân bón.
Theo đó, tất cả các loại phân bón: vô cơ, hữu cơ và phân bón khác trước khi đưa ra thị trường phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Việc thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy VIETCERT
SĐT: 0905935699
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)