Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)-0905935699
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn có thể coi là then chốt trong việc tuân thủ pháp chế quốc gia hoặc quốc tế về an toàn thực phẩm. Đó là công cụ quản lý rủi ro, hỗ trợ các chuẩn mực của hệ thống đưa ra thực hiện tốt quy trình chế biến thực phẩm đối với tất cả các ngành thực phẩm  như ISO 22000 Quản lý An toàn thực phẩm. HACCP phác thảo các quy trình sản xuất tốt và có thể là chìa khóa cho doanh nghiệp của bạn khi tham gia vào thương mại quốc tế. Đặc biệt HACCP phù hợp cho những nhà sản xuất chính, nhà sản xuất công nghiệp, người gia công và nhà vận hành dịch vụ thực phẩm.


1. HACCP là gì?

      Công cụ quản lý rủi ro được sử dụng chủ yếu trong việc quản lý rủi ro an toàn thực phẩm. Một hệ thống HACCP cho phép bạn phát hiện những mối nguy và đặt vào những vùng kiểm soát để quản lý những mối nguy đó thông qua chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất. Hệ thống HACCP đáp ứng được những tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Codex Quốc tế - được sáng lập bởi Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông lương thế giới của Liên hợp quốc nhằm mang lại những tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, hướng dẫn và những quy phạm thực hành để đảm bảo tính công bằng trong thương mại. HACCP cũng được sử dụng để hỗ trợ các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn quản lý, ví dụ như ISO 22000 Quản lý An toàn Thực phẩm.

2. Những phúc lợi của HACCP là gì?

  • Thực hiện kiểm soát toàn cầu những mối nguy được phát hiện. 
  • Đem lại sự tự tin cho các nhà sản xuất, các bên liên quan và nhà cung cấp với sự kiểm soán của bạn.
  • Hướng hệ thống HACCP tới ISO 22000 để cải thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Quản lý một cách hiệu quả những rủi ro trong vấn đề an toàn thực phẩm xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng
  • Xem xét lại lại và cải tiến liên tục để hệ thống của bạn luôn hiệu quả.


3. Bạn có sẵn sàng để thực hiện HACCP?

       Chúng tôi có thể giúp đỡ bạn trong việc thực hiện HACCP cho dù doanh nghiệp tập trung vào bất kì lĩnh vực nào của sản xuất thực phẩm. Chúng tôi hiểu rằng bạn vận hành tại những địa điểm khác nhau với vô số loại sản phẩm và chuỗi cung ứng phức tạp. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đưa ra gói sản phẩm theo yêu cầu để giúp bạn kiểm soát và loại bỏ những rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm ở doanh nghiệp. Một gói sản phẩm HACCP sẽ chỉ bao gồm những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cần – cắt giảm chi phí của những dịch vụ không cần thiết và giúp bạn kiểm soát đúng địa điểm một cách hiệu quả nhất có thể.

4. Làm thế nào có chứng nhận HACCP?

Chúng tôi tạo ra quy trình chứng nhận HACCP đơn giản. Sau khi nhận được đơn đề nghị, chúng tôi sẽ bổ nhiệm một giám đốc khách hàng đến hướng dẫn bạn và doanh nghiệp thông qua những bước sau đây

Phân tích khoảng cách

Đây là một dịch vụ tùy chọn trước khi đánh giá mà thông qua đó chúng tôi có cái nhìn sâu hơn vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện hành của bạn và so sánh nó với những tiêu chuẩn của HACCP. Bước này giúp chúng tôi nhận ra những điểm cần tập trung thay đổi trước khi tiến hành đánh giá chính thức nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp của bạn.

Đánh giá chính thức

Đánh giá chính thức trải qua hai giai đoạn. Đầu tiên, chúng tôi sẽ xem lại công tác chuẩn bị cho việc đánh giá tổ chức bằng cách kiểm tra những quy trình và kiểm soát HACCP cần thiết  đã được phát triển hay chưa. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết số liệu của mình với bạn nếu như phát hiện những khoảng cách, và bạn sẽ có thể thu hẹp chúng. Nếu tất cả những tiêu chuẩn được đáp ứng, tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện quy trình và việc kiểm soát trong tổ chức của bạn để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả như được yêu cầu đối với chứng nhận ISO 9001.

Chứng nhận và sau khi chứng nhận

Khi đã vượt qua việc đánh giá chính thức, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được chứng nhận HACCP và có giá trị trong vòng ba năm. Giám đốc khách khàng sẽ luôn giữ liên lạc trong suốt quá trình này, thường xuyên thăm quan để đảm bảo hệ thống của bạn không chỉ duy trì tuân thủ mà còn đảm bảo được cải tiến liên tục.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.
Chứng nhận HACCP
Chứng nhận đồ chơi trẻ em

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY QUẠT ĐIỆN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY QUẠT ĐIỆN
0905935699
Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4: 2009/BKHCN là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử bắt buộc những sản phẩm "thiết bị điện và điện tử" bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường trong đó có quạt điện.

ĐỐI TƯỢNG CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY QUẠT ĐIỆN:

  • Các cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, phân phối và bán lẻ quạt điện trong nước
  • Các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia vào lĩnh vực quạt điện tại nước ta
LOẠI QUẠT ĐIỆN CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Điện áp danh định không vượt quá 250V đối với quạt điện 1 pha và 480V đối với quạt điện khác

  • Quạt đứng – Quạt treo tường – Quạt lửng – Quạt bàn – Quạt hộp
  • Quạt trần – Quạt đảo trần
  • Quạt hơi nước
  • Quạt thông gió – Quạt hút
  • Quạt phun sương...
LOẠI QUẠT ĐIỆN KHÔNG CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY


  • Quạt điện được thiết kế riêng cho mục đích công nghiệp
  • Quạt điện được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt, như khí quyển có chất ăn mòn hoặc dễ nổ (bụi, hơi hoặc khí)
  • Quạt điện được lắp trong thiết bị khác
PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP

a. Phương thức 5

  • Hiệu lực của giấy chứng nhận:  03 năm 

b. Phương thức 7

  • Áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất hay nhập khẩu để thử nghiệm chất lượng lô sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị với từng lô sản phẩm.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905935699  để được tư vấn tốt nhất.

CHỨNGNHẬN HỢP CHUẨN GẠCH BÊ TÔNG


CHỨNGNHẬN HỢP CHUẨN GẠCH BÊ TÔNG

Quy trình chứng nhận

Kết thúc quá trình chứng nhận hợp chuẩn, Vietcert hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
1. Bản công bố hợp chuẩn;
2. Bản sao y bản chính GPĐKKD hoặc giấy tờ tương đương;
3. Giấy chứng nhận hợp chuẩn gạch bê tông.
1. Là minh chứng cho chất lượng, năng lực của nhà sản xuất gạch bê tông;
2. Nâng cao uy tín và tạo lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm gạch bê tông, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường.
3. Có cơ hội xem xét lại hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm giúp ổn định chất lượng sản phẩm gạch bê tông, giảm sự sản phẩm bị lỗi và nâng cao năng suất thông qua hoạt động cải tiến liên tục.
4. Đáp ứng yêu cầu của các công trình, khách hàng yêu cầu.
1. TCVN 6477:2016;
2. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;
3. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
4. Nghị định số 132/2007/NĐ-CP.
----------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0903516929  để được tư vấn tốt nhất

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Các lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 - 0905527089

tieu-chuan-iso-14001
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) do ISO ban hành lần đầu vào năm 1996. ISO 14000 giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến hoạt động về môi trường. ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng, là tiêu chuẩn cốt lõi trong bộ ISO 14000. ISO 14001 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận HTQLMT theo ISO 14000. Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến HTQLMT của mình. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNHT, lĩnh vực trực tiếp sản xuất, yêu cầu về áp dụng ISO 14001 có thể xuất phát từ phía thị trường, khách hàng, nhà cung cấp hoặc từ chính nội tại doanh nghiệp.


Các lợi ích chính mà ISO 14001 đem lại cho doanh nghiệp:
  • Giúp doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện, liên tục cải tiến kết quả hoạt động môi trường qua đó nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty, hài hòa lợi ích của các bên liên quan trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.
  • Đáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng gồm: yêu cầu trực tiếp từ phía khách hàng, nhà cung cấp, đặc biệt là các khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia, khách hàng nước ngoài và chuẩn bị trước cho các quan hệ hợp tác kinh doanh sẽ phát sinh trong tương lai. Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng.
  • Đáp ứng và kiểm soát tốt hơn yêu cầu về môi trường từ phía cơ quan Nhà nước: Thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro môi trường; Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin, xây dựng sẵn báo cáo cung cấp cho cơ quan chức năng khi kiểm tra;
  • Tiết kiệm chi phí liên quan đến môi trường: chi phí rác thải, tái chế, tiêu thụ, chi phí bảo hiểm. Phòng tránh các rủi ro môi trường có thể xảy ra. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí hạch toán môi trường. giảm tiêu thụ năng lượng.
Theo kết quả điều tra của ISO, tính đến hết 2014, toàn thế giới có 324.148 tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001, trong đó Việt Nam có 830 doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này đã được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau do ISO 14001 quy định yêu cầu đối với hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng. Vì vậy DN với các loại hình khác nhau, từ DN nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được cách thức riêng nhằm xác định mục tiêu môi trường và kế hoạch cải tiến để đáp ứng các yêu cầu của HTQLMT.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089  để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


Nguyên tắc chung về thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:

1. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành khi có Giấy phép khảo nghiệm.
2. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào Danh mục gồm khảo nghiệm hiệu lực sinh học và khảo nghiệm xác định thời gian cách ly (đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 9 của Thông tư này).
3. Căn cứ thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục phải do các tổ chức đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Thông tư này thực hiện.
5. Khảo nghiệm diện hẹp phải tiến hành trước khi thực hiện khảo nghiệm diện rộng.

Thực hiện khảo nghiệm:

Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đối với 01 đối tượng sinh vật gây hại trên 01 đối tượng cây trồng nhằm mục đích đăng ký như sau:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật sinh học (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này); thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh) hoặc 02 huyện/tỉnh (trong trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh của vùng sản xuất).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng hoặc 01 tỉnh, khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện của tỉnh đó).
2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật hóa học; thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin đăng ký chính thức, bổ sung tên thương phẩm gồm 08 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng. Nếu cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, số khảo nghiệm gồm 06 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
a) Khảo nghiệm diện hẹp
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh). Trường hợp không đủ 04 tỉnh sản xuất tại mỗi vùng thì mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện trong vùng).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm của ít nhất 03 huyện trong tỉnh đó.
Đối với thuốc trừ cỏ trên lúa phải được thực hiện khảo nghiệm trong 02 vụ khác nhau.
b) Khảo nghiệm diện rộng
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 01 địa điểm.
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tiến hành tại 02 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 02 địa điểm của tỉnh (mỗi địa điểm tại 1 huyện nếu sinh vật gây hại chỉ có ở 01 tỉnh).
3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly đối với 01 hoạt chất trên 01 đối tượng cây trồng gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh, mỗi tỉnh 01 vụ hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó, mỗi huyện 01 vụ).
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 01 vùng sản xuất khảo nghiệm tại 04 địa điểm (02 địa điểm /vụ; mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm, tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm và chỉ có tại 01 vùng sản xuất, thì khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện).

         Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389- Ms Diệp
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam theo NĐ 39/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2017
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
b) Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
c) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mi cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
3. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng ti thiu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
4. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
Bản chính hoặc bản sao các giấy tờ sau: Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
Bản chính hoặc bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng, an toàn của sản phẩm chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định, thừa nhận, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tạm thời đơn vị thực hiện thử nghiệm phù hợp;
Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyn của nước xuất xứ cấp theo quy định;
Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
Đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải khảo nghiệm được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có) là bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất.
c) Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu).
6. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả đăng ký lại):
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
c) Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký mới) hoặc không quá 10 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam:
Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm, bao gồm:
a) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân có sản phẩm được phép tự thay đổi, bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên nhà nhập khẩu; màu sắc, kích cỡ, dạng của sản phẩm; quy cách bao gói.
Tổ chức, cá nhân khi thay đổi những thông tin nêu trên phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản kèm theo thư điện tử (nếu có) để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật và đăng tải trên cng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, bao gồm: Tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại) của sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có); mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu).
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Những thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và yêu cầu của thị trường.
8. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản dùng chung cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm:
a) Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc thay đổi các thông tin có liên quan gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trình tự thủ tục và nội dung đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản dùng chung trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cm được phép lưu hành tại Việt Nam áp dụng tương tự như quy định đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản khác trong Nghị định này.
9. Ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản.
b) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phát hiện vi phạm liên tục sau 03 lần kiểm tra về một chỉ tiêu chất lượng hoặc sau 02 ln kiểm tra về một chỉ tiêu an toàn.
c) Khi có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm của cơ sở đăng ký lưu hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo bằng văn bản và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngừng lưu hành.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị ngừng lưu hành tại điểm a, điểm b khoản 9 Điều này. Nếu cơ sở đăng ký có nhu cầu lưu hành trở lại, thì phải làm các thủ tục như đăng ký lần đầu.
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngừng lưu hành tại điểm c khoản 9 Điều này đang trong thời gian còn hạn lưu hành. Nếu cơ sở đăng ký có nhu cầu lưu hành trở lại, thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra thông báo và đăng tải trở lại
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389
KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN MỚI
Điều kiện và nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo NĐ 39/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2017
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải khảo nghiệm là các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật hoặc đã được khảo nghiệm và được lưu hành ở các nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
c) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới và thực hiện việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản với các nước có hoạt động trao đi thương mại thức ăn chăn nuôi, thủy sản với Việt Nam.
2. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm.
Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.
b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905707389