Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Phát triển du lịch nông thôn - giải pháp căn cơ nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp 

Xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Đó là chỉ đạo trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Thông báo kết luận nêu rõ, để có các giải pháp và cách làm phù hợp, hiệu quả, trước hết cần có nhận thức và làm rõ nội hàm về khái niệm du lịch nông thôn gắn với việc phát huy các giá trị cảnh quan, văn hóa của nông thôn cho hoạt động du lịch. Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp, sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại, du lịch nông thôn cần phải được xem xét là một giải pháp để xây dựng nông thôn mới, không chỉ là một công cụ để xóa đói giảm nghèo, mà còn để đa dạng hóa thu nhập cho người dân nông thôn và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái.
Cần xem xét đến các yếu tố chính để phát triển du lịch nông thôn, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá và tuân thủ các quy luật của thị trường với tư cách là một ngành kinh tế, mang lại các lợi ích kinh tế, gắn với các lợi ích về xã hội và môi trường; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của du lịch nông thôn; vấn đề giới trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; vai trò của việc hình thành các chuỗi giá trị trong quá trình phát triển du lịch nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan khác như: Các công ty lữ hành, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch với việc nâng cao giá trị và sự khác biệt của các sản phẩm hướng tới từng nhóm đối tượng du khách đặc thù.
Để đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện, xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương là trên hết, lấy văn hóa đặc trưng từng vùng, miền là nền tảng và thế mạnh để tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch nông thôn ở địa phương.

Các địa phương cần chủ động đánh giá tiềm năng và định hướng, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng với các tua, tuyến, điểm du lịch đặc thù, độc đáo, hướng vào chiều sâu và bền vững. Muốn vậy, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các hiệp hội du lịch, viện nghiên cứu. Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của khách du lịch. Việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch phải gắn liền với thích ứng biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại về thiên tai cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng chịu tác động rủi ro.
Mỗi địa phương phải thực sự chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ du khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện; tăng cường kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tua, tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch. 
Xây dựng chính sách phát triển du lịch nông thôn
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Đề án về phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển du lịch nông thôn, nhất là chính sách liên quan đến các thủ tục quản lý người nước ngoài, quản lý lưu trú; chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ dân làm du lịch ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển du lịch (nguồn vốn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư, quỹ vốn vay từ các hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp); chính sách hỗ trợ đào tạo cho người dân nông thôn làm du lịch.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn phải gắn kết mật thiết với việc hình thành các sản phẩm đặc sản nông nghiệp, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đặc trưng của mỗi địa phương, vùng, miền, làm cơ sở để thu hút du khách đến trải nghiệm, tiêu thụ. Mỗi tỉnh, thành phố khi triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phải chú trọng đến việc rà soát, phát huy lợi thế về sản xuất để phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản, góp phần tạo ra các giá trị gia tăng từ hoạt động du lịch; xây dựng các tiêu chí để đánh giá, xếp hạng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đối với các thôn, bản, ấp được hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản, ấp theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đồng thời phát huy lợi thế để phục vụ phát triển du lịch.
Các cấp, các ngành tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với việc xây dựng thương hiệu đặc trưng; chú trọng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với các địa danh để quảng bá cho du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

 NUÔI GÀ RI THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Nuôi gà ri tập trung với số lượng lên đến vài nghìn con, có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ từ đầu đến lúc ra thị trường là mô hình liên kết giữa Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ với trang trại Hải Đăng Green Farm.
Lứa gà đầu tiên của Hải Đăng Green Farm gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết: Nuôi gà theo hướng hữu cơ đã khó, nuôi gà ri theo hướng hữu cơ, có sự kiểm soát chặt chẽ là điều càng không dễ. Cuối năm 2017, Viện được một số nhà hàng cao cấp ở Hà Nội đặt hàng sản phẩm gà ri, từ 1,1 - 1,4kg. Các chuyên gia của Viện đã bắt tay vào nghiên cứu giống gà, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi.

Điều khó khăn nhất không phải là giống gà mà phải có trang trại “dám” nuôi theo tiêu chuẩn của nhà hàng, chịu sự giám sát chặt chẽ về quy trình, về công thức của Viện, từ đó có khả năng nhân rộng mô hình. Đến tháng 8/2018, chúng tôi mới tìm được một chủ trang trại chấp nhận tất cả những điều kiện khắt khe mà Viện đưa ra. Đó là ông Lê Xuân Trường, chủ trang trại Hải Đăng Green Farm tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Ngày 11/9/2018, Hải Đăng Green Farm bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi gà ri theo hướng hữu cơ. Lứa đầu tiên gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam. Vì quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP nên chuồng trại, nguồn thức ăn và vacxin tiêm phòng được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm ngặt. Đàn gà được nuôi trong 236m2 chuồng và 472m2 sân chơi.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình nuôi gà hữu cơ là nguồn thức ăn. Từ 1 - 35 ngày tuổi, gà ăn cám, sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn phối trộn từ ngô, đậu nành, đậu tương... Việc thay đổi nguồn thức ăn sẽ làm nhiều cá thể trong đàn gà bị mất cân bằng và sốc dinh dưỡng dẫn đến tâm sinh lý của gà thay đổi. Mặc dù đàn gà được chạy nhảy trong không gian rộng, nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng gà mổ nhau, đánh nhau.
Tôi phải mất mấy đêm không ngủ được, nằm nghe tiếng gà mổ nhau suốt đêm. Có nhiều lần gà mổ nhau cho tới chết mới thôi, nhìn thấy mà xót. Nhiều lúc, người quản lý đã nản lòng khuyên tôi thôi không nuôi theo hướng này nữa. Nhưng ngay sau đó, Viện đã cử chuyên gia dinh dưỡng tư vấn công thức phối trộn cám theo tự nhiên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân đối tỉ lệ đậu tương, ngô, đàn gà đã ổn định trở lại
Nhìn đàn gà khỏe mạnh, ít ai nghĩ nó đã từng làm người nuôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Ông Lê Văn Trường cho biết: “Mặc dù cách thời điểm xuất chuồng đến gần 2 tháng nhưng trang trại đã giết mổ thử và được người ăn đánh giá chất lượng thịt chắc, dai, thơm, không có mùi hôi”.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chuyên viên kỹ thuật Trang trại Hải Đăng Green Farm chia sẻ: “Để nuôi được một đàn gà công nghiệp bình thường thì người nông dân nào cũng có thể làm được. Nhưng để có thể nuôi được đàn gà theo tiêu chuẩn hữu cơ là điều khó vô cùng. Tuy nhiên cùng với sự chung tay giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ thì trại gà sau hơn 2 tháng hoạt động đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện hơn. Lứa gà thứ hai sẽ được đưa vào quy trình SX với quy mô đồng loạt”.
Tháng 11/2018, lứa gà thứ hai gồm gần 3.000 con, giống gà ri Lạc Thủy F1 nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi được đưa vào chăn nuôi. Sau khoảng 135 ngày, đàn gà sẽ xuất chuồng. Đây là lứa gà được giám sát nghiêm ngặt của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ được gắn mã giám sát và có những kết quả xét nghiệm về sự an toàn và thành phần dinh dưỡng trong thịt gà.
Việt Nam đang rất thiếu những điều kiện để chăn nuôi hữu cơ, như con giống hữu cơ, thức ăn hữu cơ, quy trình, môi trường chăn nuôi hữu cơ. Việc chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP nhằm hạn chế thực phẩm bẩn và nâng cao chất lượng nông sản. Trên nền thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ chuyển hướng tăng dần thành phần dinh dưỡng theo hữu cơ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, là một bước tiến mới trong SX
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Trao giấy chứng nhận táo VietGAP 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 vừa tổ chức trao giấy chứng nhận SX táo VietGAP cho 40 hộ dân thôn Bảo Vinh, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước.
Thôn Bảo Vinh có diện tích tự nhiên trên 154 ha, trong dó diện tích sản xuất nông nghiệp trên 100 ha, bao gồm 10 ha lúa, 30 ha táo, còn lại là diện tích bắp và các loại rau màu khác.

Nông dân xã Phước Vinh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ít sử dụng nước tưới, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Táo Bảo Vinh có những đặc điểm vượt trội, vị thanh, chắc trái, ngọt, mẫu mã trái đẹp nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng giá bán vẫn còn thấp vì chưa ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Xã Phước Vinh thu hoạch lúa vụ hè- thu ước đạt 65- 70 tạ/ha. 
Để sản phẩm táo Bảo Vinh có khả năng tiếp cận thị trường và mở rộng SX theo hướng bền vững, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận phối hợp Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 hướng dẫn 40 hộ trồng táo các bước SX theo hướng VietGAP.
Qua 9 tháng thực hiện hướng dẫn các thủ tục trong quy trình VietGAP, lấy các mẫu đi kiểm tra các tiêu chí và kết quả đạt yêu cầu. Lễ trao giấy chứng nhận cũng là dịp để HTX kết nối với các doanh nghiệp nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Cảnh báo bệnh đạo ôn hại mạ 

Mặc dù mới chỉ xuống giống bắc mạ chuẩn bị gieo cấy vụ Xuân 2019, song theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh, bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại tại một số địa phương.
Trong đó, tập trung nhiều ở các xã Xuân Giang, Xuân Trường (huyện Nghi Xuân) với tỷ lệ bệnh trung bình 3 - 5%, nơi cao 7- 10%, cục bộ 20 - 30%. Nhóm giống bị bệnh rơi vào trà xuân sớm và xuân trung, bao gồm: IR1820, XT28, Xi23, NX30. Hiện các trà mạ này đã đồng loạt xuống cấy.
Một số trà mạ Xuân sớm có nguy cơ nhiễm bệnh đạo ôn, nông dân cần theo dõi, phát hiện sớm
để phun phòng

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh nhấn mạnh: Mặc dù diện tích phá hại chưa lớn (khoảng 0,1 ha mạ), tuy nhiên, vào thời điểm này, các trà mạ xuân muộn (Nhị ưu 838, Nếp 98, Nếp 87, HT1…) cũng bắt đầu bước vào giai đoạn xuống giống - mũi chông, bệnh có điều kiện để phát sinh sang các giống mới. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, sương mù nhiều là môi trường lý tưởng cho bệnh đạo ôn phát triển. Bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi sát công tác dự tính, dự báo của ngành chuyên môn trên các phương tiện truyền thông; chủ động phát hiện và phun phòng bệnh đạo ôn trên mạ trước khi đưa ra ruộng cấy để hạn chế nguồn bệnh ngay từ đầu vụ.
Chi cục Trồng trọt và BVTV khuyến cáo, khi phát hiện mạ nhiễm bệnh, bà con tiến hành xử lý bằng các loại thuốc có nhóm hoạt chất sau: Isoprothiolare, Propiconazole, Tricyclazole, Fenoxanil, Kasugamycin; các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: Beam 75WP, Kasoto 200SC, Fuji one 40WP, Fu Nhật 40WP, Ninja 35SE… Đồng thời, ngừng bón đạm và các chế phẩm có chứa đạm, duy trì đủ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mạ sinh trưởng phát triển tốt; thực hiện đầy đủ quy trình bắc mạ và kỹ thuật che phủ ni lông. Tiến hành làm đất ruộng cấy, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ để tiêu diệt các ký chủ phụ của bệnh đạo ôn; tuân thủ lịch thời vụ gieo cấy.
Đối với quy trình phun thuốc, thực hiện khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau 7 - 10 ngày kiểm tra lại nếu thấy vết bệnh cấp tính thì tiến hành xử lý thuốc lần 2. Những diện tích mạ bị nhiễm bệnh nặng đã có biểu hiện lụi phải tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

 HTX Chè Thủy Thuật đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ

Gần đây, HTX Chè Thủy Thuật xóm Lai Thành, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên (Thái Nguyên) đã tập trung sản xuất mở rộng diện tích chè theo hướng hữu cơ.
Giá chè trên thị trường hiện nay
HTX Chè Thủy Thuật thành lập tháng 6/2017 với 8 thành viên, dựa trên tổ hợp tác liên kết 37 thành viên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và UTZ có nguồn gốc thuộc làng nghề chè truyền thống của vùng chè đặc sản Tân Cương (Thái Nguyên). Với mục tiêu phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ, nhằm nâng cao giá trị nông sản, tạo môi trường trong sạch, đem tới cho người tiêu dùng sản phẩm chè an toàn tuyệt đối. HTX chè Thủy Thuật đã giúp cho người dân trên địa bàn giải quyết bài toán về nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần đảm bảo lợi ích về môi trường.

Từ 5 ha chè trồng ban đầu, đến nay các thành viên trong HTX tiếp tục đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông. Tiến hành trồng lại 02 ha giống chè lai LDP1 và chè cành Trung du, áp dụng công nghệ cao trong tưới tiêu, tạo cảnh quan môi trường cho khu vực sản xuất.
Đồng thời, ký hợp đồng với Tổ hợp tác sản xuất chè xóm Lai Thành xã Phúc Trìu hình thành chuỗi liên kết, cung ứng nguyên liệu chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP và UTZ với tổng diện tích 15ha. Mỗi sản phẩm chè trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều được đóng gói theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có tem nhãn hàng và tem điện tử truy xuất nguồn gốc.
Sản xuất chè sạch, an toàn, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chính là định hướng của HTX. Bởi vậy, thông qua việc tham dự các lễ hội, hội chợ giúp  người làm chè rút ra những kinh nghiệm quý báu. Nhờ đó, đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng biết đến và ưa chuộng. Tính đến thời điểm hiện tại, giá thành sản phẩm chè của HTX Thủy Thuật có giá trị khác nhau tùy thuộc vào chất lượng từ 250 nghìn đồng - 2,8 triệu đồng/kg.
HTX tổ chức gặp gỡ các thành viên thường niên
Đến nay, để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thủy Thuật nói riêng và chè Thái Nguyên nói chung đảm bảo uy tín, danh tiếng, có chất lượng cao, sạch và an toàn đến tay người tiêu dùng. TP Thái Nguyên đã triển khai nhiều cơ chế chính sách phù hợp như hỗ trợ kinh phí, nguồn nhân lực tham gia quản lý, cung cấp hỗ trợ 50% các loại phân bón và giống chè xanh chất lượng cao: LDP1, TRI 777…Đối với riêng giống chè giống Trung du truyền thống sẽ được hỗ trợ 100%.
Năm 2019, nhằm phát huy giá trị sản phẩm chè hữu cơ và góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các thành viên, HTX Chè Thủy Thuật sẽ tiếp tục gìn giữ và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý vùng chè đặc sản Tân Cương. Đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích trồng, sản xuất chè theo hướng sạch, an toàn nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

 Hiệu quả mô hình HTX kiểu mới 

Theo đánh giá của Liên minh HTX Tiền Giang, huyện Gò Công Tây là địa phương phát triển kinh tế tập thể tốt nhất trên địa bàn tỉnh. Nhiều HTX của huyện Gò Công Tây đã thể hiện vai trò đại diện cho nông dân, hình thành được liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thu hoạch rau an toàn
Các HTX có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Thạnh Hưng, Hòa Thạnh, Phú Quới… Có một điều rất đặc biệt ở huyện Gò Công Tây mà chúng tôi rất ấn tượng là sự liên kết, hỗ trợ nhau giữa các HTX. Cụ thể, huyện có nhiều HTX sản xuất rau an toàn (RAT) cung cấp cho các doanh nghiệp, siêu thị trong cả nước. Nhờ vậy, các HTX đã phát huy được vai trò cầu nối giữa nhà nông và doanh nghiệp, giải quyết được “điểm nghẽn” trong tiêu thụ nông sản.

Dù mới thành lập nhưng HTX RAT Hòa Thạnh (xã Bình Tân) từng bước khẳng định thương hiệu và mở rộng sản xuất. HTX đang phân phối RAT cho Siêu thị Bách Hóa Xanh và một số doanh nghiệp khác. Giám đốc HTX RAT Hòa Thạnh Nguyễn Thanh Quang cho biết, HTX đang có 5,5 ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi mới thành lập HTX gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, HTX đã nhận được sự hỗ trợ lớn của địa phương và các HTX bạn từ đầu ra cho đến kỹ thuật. Khi HTX thiếu nguồn hàng để cung cấp cho đối tác, các HTX khác sẵn sàng hỗ trợ và ngược lại.
Ông Nguyễn Thanh Quang chia sẻ: “Không dừng lại ở phạm vi trong huyện, nhiều HTX khác ở vùng Gò Công như HTX RAT Gò Công, HTX RAT Tân Đông cũng liên kết rất chặt chẽ với HTX RAT Hòa Thạnh trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, HTX RAT Hòa Thạnh còn liên kết với một số tổ hợp tác trên địa bàn huyện mở rộng diện tích sản xuất”.
Còn Giám đốc HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Trường Phát, bà Đồng Thị Thu Hoài cho biết, từ khi thành lập cho đến nay, HTX luôn được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chính quyền các cấp luôn gần gũi, lắng nghe và cố gắng tạo mọi điều kiện để HTX phát triển.
Theo UBND huyện Gò Công Tây, hiện địa phương có 18 HTX, chủ yếu là HTX nông nghiệp (16 HTX). Các HTX này đều hoạt động khá tốt, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để có được điều đó, huyện Gò Công Tây đã tăng cường lực lượng để hỗ trợ các HTX khi nhận được ý tưởng thành lập cho đến khi ra mắt và các hoạt động sau đó.
Địa phương hỗ trợ các HTX bằng cách kết nối với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Hằng năm, địa phương đều có buổi làm việc với các HTX, tổ chức đoàn khảo sát để thăm, nắm tình hình hoạt động.
Một điều đặc biệt nữa mà huyện Gò Công Tây làm được trong phát triển kinh tế tập thể là luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của HTX.
Hằng tháng, địa phương đều tổ chức “Cà phê doanh nghiệp” vào đầu tháng để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp, địa phương còn mời những HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp đến để nắm bắt tình hình hoạt động. Từ đó, giữa chính quyền và các HTX thêm gần gũi, gắn kết; đồng thời, lắng nghe những khó khăn của HTX để có chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
Theo Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây, ông Đinh Tấn Hoàng, điều đáng lo hiện nay là những HTX mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn. HTX thành lập từ mong muốn của những người có nhu cầu chứ thật sự chưa được Nhà nước giúp nhiều. Để tháo gỡ khó khăn, trước hết địa phương sẽ cố gắng tạo quỹ đất, thậm chí đã dùng ngân sách để mua đất hỗ trợ các HTX. Huyện đã mua 1.000 m2 đất và giao cho HTX RAT Thạnh Hưng để xây dựng trụ sở. Trong thời gian tới, địa phương sẽ cố gắng giúp các HTX có trụ sở làm việc.
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây Đinh Tấn Hoàng, quan điểm của địa phương là phát triển HTX để có nền tảng xây dựng nông thôn mới chứ không phải vì xây dựng nông thôn mới mà phát triển HTX.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Phát triển du lịch nông thôn - giải pháp căn cơ nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp 

Xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Đó là chỉ đạo trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Thông báo kết luận nêu rõ, để có các giải pháp và cách làm phù hợp, hiệu quả, trước hết cần có nhận thức và làm rõ nội hàm về khái niệm du lịch nông thôn gắn với việc phát huy các giá trị cảnh quan, văn hóa của nông thôn cho hoạt động du lịch. Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp, sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại, du lịch nông thôn cần phải được xem xét là một giải pháp để xây dựng nông thôn mới, không chỉ là một công cụ để xóa đói giảm nghèo, mà còn để đa dạng hóa thu nhập cho người dân nông thôn và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái.

Cần xem xét đến các yếu tố chính để phát triển du lịch nông thôn, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá và tuân thủ các quy luật của thị trường với tư cách là một ngành kinh tế, mang lại các lợi ích kinh tế, gắn với các lợi ích về xã hội và môi trường; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của du lịch nông thôn; vấn đề giới trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng; vai trò của việc hình thành các chuỗi giá trị trong quá trình phát triển du lịch nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan khác như: Các công ty lữ hành, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch với việc nâng cao giá trị và sự khác biệt của các sản phẩm hướng tới từng nhóm đối tượng du khách đặc thù.
Để đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện, xác định phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương là trên hết, lấy văn hóa đặc trưng từng vùng, miền là nền tảng và thế mạnh để tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch nông thôn ở địa phương.
Các địa phương cần chủ động đánh giá tiềm năng và định hướng, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng với các tua, tuyến, điểm du lịch đặc thù, độc đáo, hướng vào chiều sâu và bền vững. Muốn vậy, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các hiệp hội du lịch, viện nghiên cứu. Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của khách du lịch. Việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch phải gắn liền với thích ứng biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại về thiên tai cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng chịu tác động rủi ro.
Mỗi địa phương phải thực sự chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ du khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện; tăng cường kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tua, tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch.  
Xây dựng chính sách phát triển du lịch nông thôn
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Đề án về phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển du lịch nông thôn, nhất là chính sách liên quan đến các thủ tục quản lý người nước ngoài, quản lý lưu trú; chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ dân làm du lịch ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển du lịch (nguồn vốn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư, quỹ vốn vay từ các hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp); chính sách hỗ trợ đào tạo cho người dân nông thôn làm du lịch.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn phải gắn kết mật thiết với việc hình thành các sản phẩm đặc sản nông nghiệp, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đặc trưng của mỗi địa phương, vùng, miền, làm cơ sở để thu hút du khách đến trải nghiệm, tiêu thụ. Mỗi tỉnh, thành phố khi triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phải chú trọng đến việc rà soát, phát huy lợi thế về sản xuất để phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản, góp phần tạo ra các giá trị gia tăng từ hoạt động du lịch; xây dựng các tiêu chí để đánh giá, xếp hạng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đối với các thôn, bản, ấp được hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản, ấp theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đồng thời phát huy lợi thế để phục vụ phát triển du lịch.
Các cấp, các ngành tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với việc xây dựng thương hiệu đặc trưng; chú trọng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với các địa danh để quảng bá cho du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Nâng cao nhận thức làm nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) vừa tổ chức hội nghị báo cáo hoàn thành dự án tại Đà Nẵng. Đại diện 16 tỉnh, thành phố tham gia dự án đã cùng đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo
Ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban quản lý dự án QSEAP cho biết, chương trình bắt đầu được triển khai từ năm 2010 với nguồn vốn lên đến 110,34 triệu USD trong đó vốn vay ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 92,7 triệu USD thực hiện trong 6 năm. Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng cùng 13 tỉnh, thành phố khác tham gia dự án với mục tiêu tăng trưởng bền vững ngành sản xuất rau, quả và chè trong khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập và việc làm cho người nông dân, nâng cao sức khỏe và năng suất lao động, giảm thiểu ngộ độc và phất triển ngành khí sinh học phục vụ người dân.
Theo ông Hiến, dự án kết thúc và đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, gần 1.000 lượt nông dân ở các địa phương tham gia dự án đã được tham gia 30 lớp tập huấn, đào tạo về an toàn thực phẩm. Các tỉnh tham gia dự án đã hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất rau, chè và cây ăn quả với diện tích 182.187ha. Ngoài ra, dự án đã nâng cấp 171km đường giao thông, 87km kênh mương, 37km đường dây điện các loại.
Đặc biệt, dự án đã cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 27.477 hộ sản xuất và 10.324ha rau, chè và cây ăn quả các loại. 16 tỉnh tham gia cũng xây dựng 30.078 hầm biogas và 58.000 lượt người được tham gia tập huấn vận hành công trình khí sinh học và sử dụng chất thải sinh học an toàn.
Ông Hoàng Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Thái Nguyên, nhận định dự án QSEAP đã rất thành công với địa phương và góp phần thúc đẩy ngành chè của Thái Nguyên phát triển. Dự án đã cung cấp cho Thái Nguyên nhiều giống chè mới có chất lượng cao để thay thế các giống chè cũ, năng suất thấp.
“Thái Nguyên đã tăng hơn 10.000ha chè so với trước khi tham gia dự án. Hàng loạt tuyến đường bê tông cũng được dự án xây dựng trong các đồi chè giúp nông dân dễ dàng vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, nhiều thiết bị chế biến chè hiện đại được lắp đặt giúp chất lượng chè nâng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh”, ông Dũng đánh giá.
Bà Phan Thị Thu Sương, PGĐ Sở NN-PTNT Bến Tre, cho rằng dự án QSEAP đã đáp ứng xu hướng phát triển của ngành hàng cây ăn quả trong thời gian vừa qua. Dự án đã để lại hiệu quả rất lớn cho việc phát triển cây ăn quả của tỉnh, giúp tỉnh quy hoạch vùng rau quả, nông sản với 12.000ha trong tổng số 29.000ha. Sau quy hoạch, diện tích các vùng cây ăn quả có sự chia cách giữa sông nước chứ không còn tập trung nên hình thành vùng chuyên canh.
“Trước đây chúng tôi vận động bà con tham gia các dự án rất khó khăn vì họ không tin tưởng. Tuy nhiên, sau khi dự án triển khai, bà con tự chủ động tham gia và thấy rất cần thiết”, bà Sương đánh giá.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Sầu riêng Khánh Sơn đã được cấp chứng nhận VietGAP và vào hệ thống siêu thị 

Sáng 21/12, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình chuỗi cung cấp sầu riêng an toàn theo VietGAP. Đồng thời trao giấy chứng nhận VietGAP cho HTX cây ăn quả Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).
 Khánh Sơn đã có sầu riêng VietGAP
Ông Chu Đức Hùng, Phó phòng Chế biến thương mại, cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa, cho biết, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện và xây dựng mô hình, ngày 13/11 vừa qua, Trung tâm Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vùng 3 (Nafiqad 3) đã tiến hành đánh giá chứng nhận VietGAP tại HTX cây ăn quả Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).
Theo đó, HTX với 8 thành viên, tổng diện tích 42,2 ha, trên 1.000 tấn quả tươi/năm. Bước đầu mô hình sản xuất sầu riêng VietGAP tại xã Sơn Bình mang lại thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng điều kiện ATTP, góp phần xây dựng quy trình SX, tiêu thụ nông sản chủ lực tại địa phương theo hướng bền vững.
 Thu hoạch sầu riêng ở Khánh Sơn

Ông Đậu Dương Trần Nguyễn, Chủ tịch HĐQT HTX cây ăn quả Sơn Bình, cho biết lâu nay sản phẩm sầu riêng Khánh Sơn chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái. Vì vậy giá cả thường bấp bênh do thương lái ép giá, dẫn đến thu nhập của nông dân chưa ổn định.
Trước tình hình đó, nhằm đáp ứng sản phẩm chất lượng, đảm bảo ATTP, tạo điều kiện cho nông dân chủ động có đầu ra ổn định, đồng thời giữ vững thương hiệu sầu riêng, HTX đã được cơ quan chức năng lựa chọn, triển khai mô hình trái cây an toàn VietGAP.
 HTX trái cây Sơn Bình nhận giấy chứng nhận VietGAP
Nhờ vậy các thành viên HTX đã nắm được quy trình SX như phải ghi chép quá trình SX, thời gian cách lý phân bón và thuốc BVTV đúng quy định...
“Lâu nay người dân SX sầu riêng trên địa bàn chủ yếu theo kinh nghiệm. Một số hộ dân chạy theo năng suất, lợi nhuận nên chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trong việc sử dụng, cách lý phân bón, thuốc BVTV...Tuy nhiên khi chúng tôi tham gia SX sầu riêng VietGAP thì việc bón phân cho cây trồng khác so với trước đây. Cụ thể, chúng tôi chủ yếu dùng phân vi sinh và phân chuồng bón. Khi đến ngày gần thu hoạch sản phẩm, chúng tôi tuân thủ thời gian cách ly hợp lý để đảm bảo an toàn sản phẩm không có dư lượng thuốc BVTV. Nhờ vậy sản phẩm thu hoạch của HTX vừa qua tiêu thụ nhanh và bán giá cũng cao hơn,”, ông Nguyễn chia sẻ.
Để mô hình SX an toàn trên địa bàn Khánh Sơn đi vào hiệu quả, truy trì ổn định, lãnh đạo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa đề nghị HTX tiếp tục tuân thủ quy trình SX VietGAP, đừng vì chạy theo lợi nhuận và thị trường mà không ghi chép nhật ký đồng ruộng.  Đồng thời HTX phải nhân rộng mô hình và thút hút nhiều thành viên tham gia.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng đề nghị các sở, ban ngành hỗ trợ đẩy mạnh công tác, tác quảng bá, gắn kết thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sầu riêng được chứng nhận VietGAP; hỗ trợ cho HTX Sơn Bình xây dựng nhà sơ chế, khu bảo quản sản phẩm  nhằm nâng cao chất lượng và giá trị, đảm bảo sản phẩm được cung cấp thị trường thường xuyên...
 Các đại diện kinh doanh, HTX ký kết bản ghi nhớ với HTX 
nhằm tiêu thụ sản phẩm sầu riêng an toàn
Dịp này, HTX cây ăn quả Sơn Bình đã được trao giấy chứng nhận VietGAP. Đồng thời HTX đã được các đại diện Siêu thị Co.opMart Nha Trang, Siêu thị 3F, cơ sở trái cây Hùng Nguyệt ký kết biên bản ghi nhớ liên kết tiêu thụ sầu riêng an toàn chứng nhận VietGAP
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

TH nhận giải thưởng Trang trại chăn nuôi bò sữa tốt nhất

Vừa qua, trong đợt khai mạc triển lãm VIETSTOCK 2018, do Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.HCM, Tập đoàn TH đã vinh dự được Ban tổ chức trao giải thưởng “Trang trại chăn nuôi bò sữa tốt nhất Việt Nam - 2018”.
Đây là lần thứ 2, Tập đoàn TH vinh dự nhận được giải thưởng này (hai kỳ triển lãm VIETSTOCK liên tiếp).

Để giành được giải thưởng này, Tập đoàn TH đã phải chứng minh bằng hiện thực sinh động và đã được ban tổ chức đánh giá cao tính vượt trội trong cả ba tiêu chí: Chăn nuôi bò sữa tập trung theo công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả cao; được công nhận chăn nuôi theo quy trình GlobalGAP hoặc VietGAP và sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trang trại bò sữa của Tập đoàn TH thuộc dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao” được triển khai tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2009 đến nay. Dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.
Khởi công từ năm 2009, đến nay vùng đất này đã trở thành ngôi nhà khổng lồ của đàn bò sữa HF với quy mô 45.000 con. Chúng là những con bò sữa thuần chủng, được nhập khẩu từ các quốc gia có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến như New Zealand, Mỹ và điều quan trọng nhất là chúng đã thích nghi, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt tại Nghệ An.
 Một góc đàn bò sữa HF thuần chủng tại trang trại của TH
Là trang trại bò sữa đầu tiên tại Việt Nam được Bộ NNPTNT đánh giá và chứng nhận ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nơi đây đã hội tụ đầy đủ các công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa của thế giới: Bò được đeo chíp và quản lý bằng phần mềm máy tính (quản lý động dục, cảnh báo và phát hiện bệnh viêm vú trước 4 ngày, phân loại bò, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa…).
Trang trại TH có hệ thống vắt sữa tự động, khép kín và vi tính hóa đảm bảo kiểm soát chất lượng sữa ở mức tốt nhất. Quy trình phòng bệnh và an toàn sinh học cho đàn bò sữa được thực hiện nghiêm ngặt đã hạn chế tối đa bệnh cho đàn bò. Mỗi ngày 2 lần bò sữa được tắm mát, nghe nhạc nhằm kích thích sự tăng tiết sữa để cho ra đời những giọt sữa tươi sạch tinh túy nhất cho người tiêu dùng.
Đặc biệt là thức ăn cho bò được thu hoạch từ những cánh đồng ngô, cỏ, cao lương chất lượng cao nhất trên những cánh đồng bát ngát của TH. Ngô, cỏ sau thu hoạch được ủ chua, để phối chế bằng phần mềm chuyên dụng RationAll (Israel), đội ngũ chuyên gia Israel và Việt Nam đã xây dựng khẩu phần riêng cho từng nhóm bò, nhờ đó, đàn bò luôn được chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất để cho ra đời dòng sữa chất lượng cao.
Nhờ vậy, năm 2015, trang trại chăn nuôi bò sữa của TH đã xác lập kỷ lục “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn nhất châu Á”.
Các khâu sản xuất trong trang trại bò sữa đều đạt những chứng chỉ uy tín như VietGAP, GlobalGAP. Từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn TH tiếp tục triển khai chuyển đổi đàn bò, đồng cỏ, sản xuất sữa theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu EC 834/2007, EC 889/2008 tại trang trại bò sữa hữu cơ TH có quy mô đàn hơn 1.000 con. Tháng 8/2017, TH đã cho ra mắt sản phẩm sữa TH true MILK organic.
Giải thưởng được tổ chức long trọng ngay trong lễ khai mạc triển lãm VIETSTOCK 2018. Đây là một giải thưởng uy tín được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Mục tiêu của giải thưởng là vinh danh những cá nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp tiêu biểu, ý tưởng hiệu quả và truyền cảm hứng mới trong sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Giải thưởng đươc Hội đồng giám khảo gồm những chuyên gia đầu ngành, có uy tín trong ngành chăn nuôi đánh giá và được bình chọn rất kỹ lưỡng có tính chuyên môn cao nhờ đó đã có ảnh hưởng lớn, tạo tiếng vang cho những đơn vị đoạt giải.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Thanh tra chuyên ngành “lo” thực phẩm sạch

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành (TTCN) an toàn thực phẩm (ATTP). Hà Nội là 1 trong 2 TP lớn được chỉ định triển khai thí điểm thực hiện tại 5 quận, huyện. Sau hơn 3 năm được trao quyền, với những kết quả đạt được, đến nay, Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình TTCN ATTP tới tất cả các xã, phường, thị trấn, quận,huyện.

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, các đơn vị đã bước đầu phát huy được quyền lực, không chỉ nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, mà còn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh. Vai trò của người đứng đầu cũng đã được “khắc họa” rõ nét.
Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện và xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP.
Tuy nhiên, theo ông Hạnh, việc triển khai TTCN ATTP tới tận các xã, phường, thị trấn, quận, huyện thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn như hạn chế về mặt nhân lực, thiếu các cán bộ có chuyên môn về ATTP phụ trách tại từng địa phương, nhất là tuyến xã, phường do đội ngũ này vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm.
Nhiều người được giao nhiệm vụ TTCN nhưng còn tâm lý ngại va chạm, không dám làm, nhất là cán bộ ở cấp xã, phường còn tâm lý nể nang họ hàng, làng xóm vì đa phần các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương là người quen biết...
Mặt khác, còn tình trạng chính quyền địa phương giao phó toàn bộ hoạt động này cho phòng y tế quận, huyện, trạm y tế xã, phường nên hiệu quả không cao.
Chưa kể, nhiều đơn vị, cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm nằm sâu trong ngõ, ngách, không có địa điểm cố định. Các cơ sở nhỏ lẻ (chợ tạm, chợ cóc…) trên địa bàn xã, phường… thường xuyên biến động cũng gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, rà soát và tổ chức thanh tra cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nhờ sự động viên, quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND TP Hà Nội, UBND quận, các sở, đoàn giám sát của TP Hà Nội, của Bộ Y tế, cho nên mọi vướng mắc, khó khăn đã từng bước được tháo gỡ kịp thời.
Phòng y tế các quận, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra; tập huấn kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành ATTP.
Thông qua các khóa đào tạo, tất cả thành viên tham gia đoàn thanh tra đều được cấp chứng chỉ TTCN ATTP; được cấp trang phục riêng và UBND các cấp đã ra quyết định thành lập 12 đoàn TTCN ATTP, với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị chức năng theo quy định.
Qua triển khai TTCN ATTP, nhiều cơ sở vi phạm về ATTP được phát hiện, đã kịp thời xử lý. Ngoài việc xử phạt các đơn vị, hộ kinh doanh thực phẩm vi phạm, thông qua việc triển khai thí điểm TTCN ATTP, các đoàn thanh tra đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP.
Kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
Tại các quận và các địa phương triển khai đã có những chuyển biến rõ nét, đó là nhận thức, kiến thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người dân trên địa bàn quận được nâng lên.
Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện, xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP, nhất là nhận được sự nhiệt tình, ủng hộ của người dân trên địa bàn…
Chị Lê Thị Linh, kinh doanh rau, củ, quả tại chợ Vọng, cho biết, cũng như nhiều hộ kinh doanh trong chợ, trước đây gia đình vẫn chủ yếu nhập rau, củ, quả từ các bạn hàng quen biết đến từ các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Ứng Hòa. Do là bạn hàng lâu năm, cho nên khi nhập hàng về bán, chỉ cần quan tâm các sản phẩm tươi, ngon, bắt mắt, chứ không đòi hỏi giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên, khi được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, ban quản lý chợ vận động, tuyên truyền, nhất là sau khi quận, phường thí điểm triển khai TTCN ATTP, việc kinh doanh của không chỉ gia đình chị mà nhiều hộ kinh doanh khác trong chợ đã có những chuyển biến khá rõ rệt.
“Chúng tôi đã yêu cầu người cung cấp rau, củ, quả cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ; thường xuyên tổ chức vệ sinh khu vực bán hàng, khu vực chung quanh nơi bán hàng; chấp hành việc cung cấp mẫu thực phẩm kịp thời cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu... Đáng mừng, hiện nay người tiêu dùng đến mua hàng đông hơn, tin tưởng hơn khi mua các loại thực phẩm trong chợ", chị Linh cho biết.
Nhân rộng mô hình, đẩy lùi thực phẩm bẩn
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, ở xã, phường, vấn đề vệ sinh ATTP nhức nhối nhất là các mặt hàng nông sản. Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm và lấy mẫu kiểm nghiệm thì điều quan trọng là phải quản lý được theo chuỗi thực phẩm, nghĩa là kiểm soát được thực phẩm từ nguồn gốc, quá trình chế biến đến lưu thông, tiêu thụ.
Cũng theo ông Hạnh, lực lượng thanh tra sẽ tập trung nhắc nhở, tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm tốt hơn, sau khi đã phổ biến mà các đối tượng vẫn cố tình vi phạm thì mới xử phạt.
Đặc biệt, qua thanh tra, kiểm tra, nếu doanh nghiệp, cá nhân bị thanh tra không đồng ý với kết quả thanh tra, có phản ánh hoặc kiến nghị, thì thanh tra chuyên ngành ATTP cấp TP sẽ thanh tra lại và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm của lực lượng chức năng.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn TP đã thực hiện 938 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó, có 745 đoàn liên ngành, 193 đoàn kiểm tra chuyên ngành của nông nghiệp, công thương, y tế.
Các đoàn đã thanh tra, kiểm tra 102.098 lượt cơ sở, qua đó phát hiện lập biên bản, xử phạt 6.810 cơ sở hơn 25 tỷ đồng, hủy sản phẩm của 120 cơ sở.
Đặc biệt, Công an TP đã khởi tố 1 vụ với 2 bị can có hành vi sản xuất kinh doanh mì chính giả.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tuyến TP đã lấy 1.389 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm. Kết quả, có 1.260/1.389 mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, các mẫu không đạt do phát hiện Salmonella, vượt giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Ciprofloxacin, thủy ngân, Enrofloxaxin...
Cơ quan chuyên môn của TP Hà Nội cũng xét nghiệm nhanh 191.453/207.640 mẫu, gồm xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi có số xét nghiệm đạt là 153.346/169.046 mẫu; xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm (hàn the, phẩm màu, dấm...) có số mẫu đạt là 38.107/38.594 mẫu.
Liên quan đến các xét nghiệm nhanh, các cơ quan chuyên môn tuyến quận, huyện đạt 186.940/203.012 mẫu, tuyến TP đạt 4.513/4.628 mẫu; xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành từ đầu năm đến nay có 702/702 mẫu đạt xét nghiệm.
Ngoài ra, TP đã kiện toàn 4 đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, chủ động giám sát ATTP phục vụ hội nghị, sự kiện lớn của Trung ương và TP với khoảng 60.000 suất ăn đảm bảo ATTP.
Tại Hà Nội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với đặc trưng nhỏ lẻ. Đặc biệt tại tuyến xã, phường đa số không có giấy phép kinh doanh, chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn, mới dừng lại ở nhắc nhở.  PGĐ Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại bếp ăn tập thể trường học thuộc quận Nam Từ Liêm. 
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tới đây, TP sẽ lập lực lượng phản ứng nhanh về ATTP cùng với các xe kiểm nghiệm nhanh thực phẩm tại chỗ mà TP mới tiếp nhận, công tác kiểm tra, xử lý đảm bảo ATTP sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Với phương châm, không ngồi “đút chân gầm bàn” chỉ đạo mà phải đi kiểm tra thực tế là yêu cầu của TP đối với lãnh đạo các quận, huyện, xã, phường khi triển khai thanh tra ATTP. Đích thân các Phó Chủ tịch cấp quận, huyện phải đi kiểm tra ATTP ít nhất 1 lần trong 2 tuần, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra 1 lần/tuần, còn Phó Chủ tịch kiểm tra 2 lần/tuần. 
Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sẽ đẩy lùi thực phẩm “bẩn” ra khỏi thị trường.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

 Giải pháp phát triển các nhóm sản phẩm 

chủ lực của ngành nông nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh có thị trường tiêu thụ nông sản lớn, nhất là các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có khả năng về nguồn lực đầu tư của xã hội cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành danh mục các nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp tại Quyết định 4545/QĐ-UBND ngày 15/10/2018, bao gồm 3 lĩnh vực: Trồng trọt (rau và hoa cây kiểng), lĩnh vực chăn nuôi (bò sữa và heo), lĩnh vực thủy sản (tôm nước lợ và cá cảnh là nhóm sản phẩm có tiềm năng).

Giá trị sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Việc công bố và giới thiệu các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ cao và đóng góp cho kinh tế của thành phố. Phù hợp với mục tiêu, định hướng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Chính là lợi thế cho việc tập trung nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng, năng suất cao cung cấp cho khu vực và cả nước.
Qua đó, thành phố sẽ tiếp tục triển khai có trọng tâm các chính sách của Trung ương như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tập trung đầu tư phát triển hơn thông qua ban hành các chương trình hỗ trợ cụ thể nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển và trở thành những thương hiệu lớn trong ngành nông nghiệp.
Bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thông qua các chương trình, đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020 như: Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn, hoa - cây kiểng, bò sữa, cá cảnh, giống cây - giống con chất lượng cao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xúc tiến thương mại tiêu thụ nông - lâm và thủy sản, chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp,... và thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị tại Quyết định 655/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó hỗ trợ từ 60% đến 100% lãi suất cho tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến và bao tiêu sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, triển khai cũng như nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách để phát triển nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp.  Trong đó tập trung tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện có sản xuất nông nghiệp trong phân công trách nhiệm, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất sản phẩm chủ lực. Phối hợp một cách đồng bộ và hiệu quả; có cơ chế tài chính, vốn, qũy đất để tạo điều kiện hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm chủ lực. Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm chủ lực của ngành nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể:
-  Nghiên cứu, rà soát cơ chế tài chính, vốn, chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực.
-  Phát triển khoa học công nghệ - ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp. Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ cao, công nghệ 4.0 góp phần tăng năng suất lao động nhóm sản phẩm chủ lực của ngành.
-  Tạo quỹ đất tăng quy mô, thu hút doanh nghiệp phát triển sản xuất trong các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất giống.
-  Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm chủ lực của ngành, nhất là các yếu tố tác động của cách mạng 4.0.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực của ngành.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.